Nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được?

Sau khi nhổ răng ngoài việc chăm sóc răng, uống thuốc thì có rất nhiều người băn khoăn không biết “Nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được?” “Sau khi nhổ răng bao lâu thì trồng implant?’’ Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Trước khi tìm hiểu về nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được thì hãy cùng xem qua câu hỏi “Mất răng không trồng răng giả có được không?’’

Nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được?
Nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được?

Mất răng không trồng răng giả có được không?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng có thể kể đến như:  tai nạn, tuổi tác, sâu răng, mắc các bệnh lý về răng miệng cần phải nhổ bỏ răng. Khi mất răng, xương hàm sẽ có khoảng trống ở vị trí chân răng bị mất, do đó nếu không phục hình trồng răng kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng và gây ra các vấn đề sau đây:

  • Ăn nhai khó khăn: Gặp khó khăn khi nhai, tiêu hóa thức ăn do lực nhai giảm sút, nhất là khi ăn các món ăn dẻo, dai. Hơn nữa, thức ăn không được nghiền nhỏ khiến dạ dày khó hấp thụ các chất dinh dưỡng,điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa.
  • Khuôn mặt có thể bị biến dạng: Gương mặt bị lão hóa, biến dạng do lực nhai không đều, nếu kéo dài có thể khiến khuôn mặt méo mó khiến cho những người mất răng nhanh già hơn so với tuổi.
  • Xương hàm nơi trống răng sẽ tiêu đi theo thời gian do không có tác động của lực nhai;
  • Các răng còn lại trên cung hàm mất đi sự nâng đỡ, có xu hướng di chuyển dần vào khoảng trống vị trí mất răng gây ra tình trạng xô lệch cung hàm, thay đổi khớp cắn dẫn đến đau khớp thái dương hàm.
  • Mất răng cửa còn dẫn đến phát âm không chính xác, nói ngọng hoặc nói ra hơi gió.
  • Gây mất thẩm mỹ, việc tồn tại một khoảng trống lớn trên miệng khi cười nói có thể khiến bạn mất tự tin và hạn chế giao tiếp.

Vậy sau khi nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được?

Nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được?

Nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được? Nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ lành thương sau khi nhổ, mức độ phương pháp trồng lại răng và tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Thông thường, sau khi nhổ răng, thời gian từ 3 – 6 tháng thì vết thương mới lành hẳn. Nhiều trường hợp khác như người lớn tuổi, người có cơ địa yếu thì thời gian lành vết thương có thể lâu hơn.

Nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được? Nhổ răng cửa sau 3 - 6 tháng
Nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được? Nhổ răng cửa sau 3 – 6 tháng

Tuy nhiên, với trường hợp phục hồi răng mất bằng hàm giả tháo lắp, cấy ghép implant cầu răng sứ thì sau khoảng 3 tháng sau khi nhổ răng thì bạn mới có thể thực hiện những phương án này.

Ngoại trừ cấy ghép implant, bạn có thể cấy ghép ngay sau khi nhổ răng nếu như xương hàm đảm bảo và sức khỏe tốt, đáp ứng đủ điều kiện mà bác sĩ đưa ra. Trường hợp đã nhổ răng trước đó, bạn nên chờ vết thương lành lại rồi mới tiến hành cấy ghép implant.

Nhìn chung, việc nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được sẽ phụ thuộc vào yếu tố cơ địa, mức độ lành vết thương của từng bệnh nhân cũng như chỉ định của bác sĩ.

Hiện nay, việc phục hình răng mất có nhiều sự lựa chọn, một trong những giải pháp tuyệt vời và mang lại hiệu quả cao nhất đó là cấy ghép implant. Với thời gian điều trị nhanh chóng, hiệu quả vượt trời mà các giải pháp truyền thống không thể đáp ứng được. Cấy ghép implant được đánh giá là thành tựu vượt bậc nhất trong nha khoa ngày nay. Do đó, để đạt được kết quả phục hình tốt nhất thì bạn hãy cân nhắc và lựa chọn phương pháp cấy ghép Implant.

Như vậy, nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được đã giúp bạn có được câu trả lời chính xác rồi phải không nào? Tuy nhiên, để được tư vấn về nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được thì hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé!

Những trường hợp nào phải nhổ răng?

Những trường hợp nào bắt buộc phải nhổ răng?
Những trường hợp nào bắt buộc phải nhổ răng?

Ở độ tuổi trưởng thành, răng sữa sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn, răng này sẽ tồn tại suốt đời và trong trường hợp bị mất sẽ không thể nào mọc răng khác thay thế được nữa.

Có khá nhiều nguyên nhân như: chế độ chăm sóc răng miệng không tốt, mắc các bệnh lý răng miệng, tuổi tác, tai nạn,… làm cho răng bị yếu, lung lay và rụng đi. Nếu răng của bạn đang gặp phải các trường hợp sau đây thì lời khuyên tốt nhất là nên nhổ và trồng lại răng mới.

  • Răng bị hư, lung lay, không có khả năng ăn nhai được nữa.
  • Răng do va chạm mạnh dẫn đến bị gãy, chỉ còn lại phần chân răng rất nhỏ.

Có những phương pháp trồng răng giả nào?

Có những phương pháp trồng răng giải nào được thực hiện?
Có những phương pháp trồng răng giải nào được thực hiện?

Dưới đây là những phương pháp trồng răng giả được ưa chuộng hiện nay.

Phương pháp trồng răng giả bằng hàm tháo lắp

Phương pháp này sử dụng hàm giả với nền hàm được làm bằng nhựa dẻo/ titan kết hợp với phần răng giả bên trên được làm từ nhựa/ sứ với mục đích là phục hồi chức năng răng. Trong đó, phần tháo lắp có nền được chế tạo từ nhựa Acrylic, kèm theo khung kim loại, còn phần thân răng được thiết kế từ nhựa/ sứ.

Ưu điểm của hàm giả tháo lắp:

Đeo hàm giả tháo lắp sẽ có tác dụng nâng đỡ cơ môi và má, hạn chế tình trạng hóp má tại các vị trí mất răng, ngăn chặn nếp nhăn hình thành ở hai bên má với những ưu điểm nổi bật như:

  • Chi phí của phương pháp này thấp hơn nhiều so với các phương pháp phục hình răng khác
  • Thực hiện và sử dụng vô cùng đơn giản.
  • Tháo lắp dễ dàng ở bất kỳ nơi đâu.

Bên cạnh những ưu điểm thì tồn tại những hạn chế của phương pháp đeo hàm giả tháo lắp như:

Không thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương do mất răng.

Khả năng ăn nhai bị hạn chế và tạo cảm giác khó chịu cho người dùng.

Phương pháp làm cầu răng sứ

Phương pháp này áp dụng đối với những ai bị mất một vài răng hoặc những răng liền kề nhau bằng răng sứ nhân tạo. Cầu răng sứ trải dài trên vùng mất răng sẽ được dính vào giữa 2 răng kế bên.

Làm cầu răng sứ cố định là phương pháp trồng răng giả được ưa chuộng hiện nay, áp dụng đối với trường hợp mất một hay nhiều răng.

Khi bị mất một răng, bác sĩ sẽ mài nhỏ một hoặc nhiều răng ở hai bên để làm thành cầu răng, thay thế những chiếc răng đã mất. Sau đó, răng sứ làm cầu răng được gắn cố định giúp người sử dụng có thể thực hiện chức năng ăn nhai bình thường.

Ưu điểm của phương pháp làm cầu răng sứ:

  • Phương pháp này tương đối vững chắc giúp khôi phục chức năng nhai gần như răng thật.
  • Chi phí làm cầu răng sứ vô cùng hợp lý.

Tuy nhiên, khi ứng dụng phương pháp này thì người sử dụng cần phải mài răng thật và cũng không ngăn chặn được hiện tượng tiêu xương nơi mất răng như đeo hàm tháo lắp.

Phương pháp trồng răng giả bằng cấy ghép implant

Trồng răng giả bằng cấy ghép implant được xem là thành tựu vượt trội nhất trong các phương pháp trồng răng giả phục hình răng bị mất có trên thị trường hiện nay. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng một trụ implant làm từ chất liệu titanium để cấy trực tiếp vào mô xương hàm, ngay tại vị trí mất răng mà không cần mài răng. Sau đó, chờ trụ implant tích hợp tốt vào xương hàm (3 – 6 tháng) sẽ làm chân và mão răng sứ bọc lên implant.

Ưu điểm của phương pháp cấy ghép implant:

  • Có khả năng ngăn chặn tình trạng tiêu xương ổ răng, không cần mài răng và cũng không làm ảnh hưởng đến răng thật.
  • Có thể thực hiện chức năng ăn nhai như răng thật.

Những thông tin về ‘’nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được” đã giúp bạn có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về “nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được’’ hoặc muốn cấy ghép implant hay các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhé!

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *