Mất răng lâu năm có trồng lại được hay không?

Mất răng lâu năm là một trong các tình trạng răng miệng phổ biến nhất hiện nay với tỷ lệ trung bình người mất răng ở mức báo động với các nguyên nhân chủ yếu từ các bệnh lý răng miệng. Trong đó, sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh thân răng là một trong các lý do phổ biến nhất trong vấn đề mất răng. Bên cạnh vấn đề ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mất răng lâu năm còn gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng, đơn cử như tiêu xương hàm.

mất răng lâu năm có trồng lại được không

Mất răng lâu năm và các nguyên nhân phổ biến

Do tuổi già và lão hóa

Theo quy luật tự nhiên, khi con người đên lứa tuổi lão hóa, các bộ phận và cơ quan trên cơ thể cũng có dấu hiệu suy giảm. Trong đó, sức khỏe răng miệng cụng là một trong các yếu tố chịu sự biến đổi đáng kể, bao gồm cả những rối loạn không phục hồi cả về hình thái lẫn chức năng. Một số biến đổi tác động đến răng miệng của người cao tuổi thường gặp như:

tuổi già

  • Trao đổi chất kém ở men răng, ngà bị xơ hóa
  • Mô liên kết lợi giảm khả năng chống lại các tác động lý học
  • Teo lợi, gây hở chân răng
  • Hệ thống dây chằng quanh răng mất vai trò đệm tựa
  • Xương ổ răng tăng hiện tượng tiêu xương, giảm chiều cao
  • Tuyến nước bọt có hiện tượng giảm tiết, nước bọt ít, giảm khả năng đệm dễ gây ra các bệnh lý như sâu răng hay viêm nhiễm vùng miệng

Các bệnh lý răng miệng

Một trong các nguyên nhân gây mất răng lâu năm thường gặp chính là các bệnh lý răng miệng. Sâu răng, tổn thương niêm mạc, viêm tủy mạn, viêm quanh răng – nhiễm khuẩn mạn tính,… có thể phá hủy nghiêm trọng các cấu trúc nâng đỡ răng, bao gồm lợi, dây chằng quanh răng và xương ổ răng. Nếu không điều trị kịp thời, mất răng là điều không thể tránh khỏi.

các bệnh lý răng miệng

Các bệnh lý cơ thể

Bên cạnh các nguyên nhân trực tiếp từ sức khỏe răng miệng, sự đáp ứng miễn dịch yếu kém do mắc các bệnh nền như tiểu đường, tim mạch,… cũng có thể gây ra các nguy cơ gia tăng viêm nhiễm quanh răng, tổn hại đến răng miệng. Thêm vào đó, mất răng lâu năm cũng có liên hệ với những bệnh lý như mất răng sớm, thiếu răng bẩm sinh,…

bệnh tiểu đường

Các thói quen không lành mạnh

Chăm sóc răng miệng không đúng cách, không lấy cao răng theo định kỳ, thường xuyên sử dụng các loại thức ăn nhiều đường hay hút thuốc lá đều có thể dẫn đến các căn nguyên của việc mất răng. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh, trong thuốc lá có ít nhất 7000 hóa chất, trong đó có các chất độc hại như nicotine, monoxyd de carbon, acid cyanhhydrid,… có thể gây hại đến tổ chức nha chu, phá hoại hệ miễn dịch làm giảm nồng độ kháng thể trong máu và nước bọt, tiến triển thành viêm quanh răng và gây mất răng.

hút thuốc lá có thể gây mất răng

Mất răng lâu năm và các tác hại khôn lường

Ảnh hưởng đến các răng liền kề

Mất răng có thể gây ảnh hưởng mạnh nhất cho các răng liền kề khi không được phục hồi sau một thời gian dài. Khi đó, các răng kế cận răng mất sẽ có nguy cơ bị xô lệch, thòng xuống, di lệch,… Dần dần, các nguy cơ xô lệch sẽ dẫn đến một tình trạng nghiêm trọng hơn như gia tăng nguy cơ mắc các bệnh quanh răng hay rối loạn khớp cắn.

mất răng xây xô lệch răng liền kề

Ăn nhai khó khăn

Đây là một trong các tác hại dễ thấy nhất, trong trường hợp mất răng hàm hoặc nhiều răng liên tiếp. Khi đó, khả năng cắn và nhai sẽ bị suy giảm, giảm vị giác đáng kể khi thưởng thức món ăn. Ngoài chức năng vị giác suy giảm, ăn nhai kém còn gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, khả năng hấp thu dinh dưỡng.

mất răng ảnh hưởng đến ăn nhai

Tiêu xương hàm

Mất răng lâu năm nhưng không có bất kỳ phương pháp phục hồi nào trong thời gian dài có thể khiến cho xương hàm gặp ảnh hưởng nghiêm trọng. Dần dần, chỗ xương hàm ở vị trí răng mất bị thoái hóa và tiêu dần. Kích thước chiều cao và chiều rộng của sống hàm giảm. Nghiêm trọng hơn, thời gian mất răng càng lâu cũng đồng nghĩa với sống hàm hàm trên gần như phẳng với vòm hầu; sống hàm hàm dưới thì ngang bằng với sàn miệng.

tiêu xương hàm khi mất răng

Ảnh hưởng thẩm mỹ

Yếu tố thẩm mỹ bị tác động nhiều nhất khi mất răng tiền hàm hay những chiếc răng cửa. Thêm vào đó, việc mất răng cũng gây tiêu xương hàm, các cơ nhai, cơ bám da mặt thoái hóa nên đã dẫn đến những thay đổi vùng mặt, miệng; làm xệ má, hóp mặt, mất cân xứng hai bên mặt, môi xập xuống làm già hóa gương mặt.

mất răng ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Phương pháp khôi phục răng mất lâu năm hiệu quả nhất

Thông thường, Hàm tháo lắp và Bắc cầu sứ đều là những phương pháp khôi phục răng mất lâu năm phổ biến nhất được nhiều người sử dụng vì giá thành rẻ và thời gian nhanh chóng. Tuy có nhiều ưu điểm, cả 2 phương pháp này vẫn gặp nhiều hạn chế nhất định. 

  • Hàm tháo lắp

Hàm giả tháo lắp là phương pháp khôi phục răng mất được ưa chuộng vì giá thành rẻ, thời gian phục hình nhanh chóng. Vậy hàm giả tháo lắp gồm bao nhiêu loại?

Về cấu tạo, hàm giả tháo lắp được chia làm 2 loại:

  • Hàm giả tháo lắp toàn phần: Dành cho người mất toàn bộ răng
  • Hàm giả tháo lắp bán phần: Dành cho người mất vài răng

hàm tháo lắp

Ưu điểm đáng lưu ý của Hàm giả tháo lắp

  • Nguyên liệu an toàn với sức khoẻ, không gây kích ứng sinh học với nhựa, titan, kim loại
  • Thiết kế của hàm giả tiện lợi, đảm bảo độ bền và khả năng chịu nhiệt
  • Giảm thiểu sự che phủ của rìa nướu
  • Chi phí rẻ và hợp lý với mức sống của người Việt Nam
  • Thời gian hoàn thành nhanh chóng, sau 2 – 3 ngày là hoàn thành

Khuyết điểm của hàm tháo lắp

  • Khả năng ăn nhai hạn chế
  • Tiêu xương hàm
  • Tuổi thọ sử dụng thấp
  • Các triệu chứng viêm nhiễm, hôi miệng
  • Gây vướng víu, rơi rớt trong quá trình sử dụng
  • Bắc cầu sứ

Bắc cầu sứ là phương pháp sử dụng 2 răng liền kề răng mất để làm trụ nâng đỡ dãy cầu sứ. Dãy cầu này sẽ được các bác sĩ sẽ dùng xi măng nha khoa để liên kết lại với nhau và được hoàn thiện chức năng ăn nhai cho răng mất.

bắc cầu sứ

Ưu điểm của Bắc cầu sứ:

  • Giá thành tương đối và hợp lý
  • Thời gian hoàn thành nhanh chóng 
  • Không can thiệp trực tiếp vào xương hàm 
  • Độ chịu lực như răng thật
  • Đem lại tính thẩm mỹ cao

Khuyết điểm của Bắc cầu sứ:

  • Phải mài nhỏ 2 răng kế cận để làm trụ, sau một thời gian sẽ yếu đi
  • Không ngăn chặn được tình tình trạng tiêu xương hàm do cầu răng không thay thế phần chân răng đã mất trong xương hàm
  • Cầu răng không khít với nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn
  • Cầu răng sứ không thể áp dụng cho răng số 7
  • Tuổi thọ sử dụng không lâu, phải thay cầu răng mới trong vài năm

Tuy nhiên, để tìm ra phương pháp khôi phục răng mất hiệu quả nhất, trước tiên các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sơ bộ và chụp phim CT Conbeam để kiểm tra tình trạng xương hàm, tiêu nhiều hay tiêu ít và phù hợp với phương pháp nào nhất. Đa phần, những trường hợp mất răng lâu năm thường gặp vấn đề nướu teo đáng kể, xương hàm tiêu nhiều, biểu hiện trên hình ảnh CT bởi vùng tối (thấu quang) thì phương pháp hàm tháo lắp hay bắc cầu sứ đều không thể sử dụng được. 

Phương pháp khôi phục răng mất hiệu quả nhất: Trồng răng Implant

Trên thế giới, những chiếc trụ Implant đầu tiên với các nguyên liệu chủ yếu từ kim loại, vàng, sứ hay Vitallium. Mãi cho đến những năm 1965, ca phẫu thuật cấy ghép Implant bằng titanium thành công ở Thụy Điển do G.S Per-Ingvar Branemark thực hiện đã chính thức mở đường cho ngành nha khoa cấy ghép ra đời.

trồng răng Implant

Tại Việt Nam, Implant chính thức du nhập lần đầu tiên là vào năm 1994 với sự thành công của ca phẫu thuật cấy ghép Implant ở Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương. 20 năm sau khoảng (2014), BN qua đời nhưng những chiếc trụ Implant vẫn nguyên vẹn trên cung hàm.

Ưu điểm của Trồng răng Implant

  • Hạn chế triệt để tình trạng tiêu xương hàm , già hoá khuôn mặt
  • Không xâm lấn các răng kế cận, mất răng nào, trồng răng đó
  • Độ chịu lực như răng thật, đảm bảo chức năng ăn nhai
  • Tuổi thọ sử dụng trọn đời, không cần phải thay mới liên tục
  • Thiết kế trụ Implant tiện lợi, có độ bền cao
  • Đặc tính trụ an toàn với cơ thể, chống mòn và gỉ

 

Quy trình cấy ghép Implant theo tiêu chuẩn

Tham khảo Bảng giá các loại trụ Implant tại Nha khoa Asia tại đây

Click-ngay

0/5 (0 Reviews)