Chụp phim CT Conebeam là một trong thủ tục quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong dịch vụ cấy ghép Implant. Cấy ghép Implant sẽ không thể thực hiện được nếu khách hàng không được tiến hành chụp phim CT Conebeam, điều đó có thể khẳng định rằng, CT Conebeam đóng vai trò chủ chốt đối với Implant. Vậy máy CT Conbeam là gì, tại sao phải chụp phim CT Conebeam trước khi cấy ghép Implant?
CT Conebeam là gì?
Phim CT Cone beam có tên đầy đủ là Cone beam Computed Tomography là máy kỹ thuật xử lý hình ảnh y tế bao gồm chụp cắt lớp vi tính tia X, trong đó tia X phân kỳ, tạo thành hình nón và kết hợp với máy tính cho ra hình ảnh 3 chiều. CT Conebeam ngày càng có vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch điều trị và chẩn đoán trong ngành nha khoa cấy ghép, các dịch vụ chỉnh hình, các ngành tai mũi họng, nội nha hay các phẫu thuật miệng.
Trong quá trình chụp phim CT Conebeam, máy quét sẽ quay quanh vùng đầu khách hàng, thu được khoảng gần 600 hình ảnh khác biệt, vùng răng miệng sẽ được căn giữa trong trường nhìn của tia nón. Khi đó, một vòng quay 200 độ duy nhất trong khu vực đó sẽ thu thập các dữ liệu thể tích, kết hợp với phần mềm quét thu thập dữ liệu rồi tạo ra khối kỹ thuật số 3 chiều bao gồm các dữ liệu giải phẫu học.
CT Conebeam ra đời khi nào?
Lịch sử hình thành đầu tiên của CT Conebeam là vào năm 1996, trên thị trường Châu Âu bởi công ty phát triển phần mềm QR s.r.l (NewTom 9000) và phát triển rộng rãi ở Mỹ vào năm 2001. Cho đến năm 2013, trong sự kiện khoa học thường niên diễn ra tại Genova, Ý, nhóm nghiên cứu về CT Conebeam bao gồm Attilio Tacconi, Piero Mozzo, Daniele Godi and Giordano Ronca đã nhận giải thưởng cho phát minh về CT Conebeam. Kể từ đó, CT Conebeam được biết đến rộng rãi và phát triển mạnh mẽ hơn.
Chụp phim CT Conebeam có nguy hiểm không?
Bức xạ ion từ những lần chụp phim CT Conebeam trong nha khoa thấp hơn đến 96% so với chụp CT thông thường và thời gian tiếp xúc với bức xạ cũng ít hơn rất nhiều. Khi tiến hành chụp phim CT Conebeam, các nha khoa uy tín sẽ canh chuẩn các thông số theo tiêu chuẩn như sử dụng trường nhìn nhỏ nhất (FOV), kích thước voxel nhỏ nhất, cài đặt MA thấp nhất và thời gian phơi sáng ngắn nhất. Do đó, bạn không cần phải lo lắng khi tiến hành chụp phim CT Conebeam tại Nha khoa.
Ứng dụng của phim CT Conebeam trong ngành nha khoa
Ứng dụng phim CT Conebeam cho nội nha
Theo nghiên cứu của AEA (American Association of Endodontics) – Hiệp hội Nội nha Hoa Kỳ, hình ảnh 3 chiều từ chiếc máy CT Conebeam có thể giúp các bác sĩ thuận lợi hơn trong việc chẩn đoán và điều trị. So với máy X-quang nội nha thông thường, kết quả thường lạc quan hơn.
Ứng dụng phim CT Conebeam cho cấy ghép Implant
Theo đánh giá từ Học viện X-quang Răng Hàm Mặt Hoa Kỳ (AAOMR), hình ảnh từ tia hình nón của CT Conebeam có thể giúp bác sĩ có được các thông số đánh giá chính xác tình trạng tiền phẫu thuật các vị trí cấy ghép, tăng khả năng thuận lợi trong việc xác lập phác đồ điều trị\
Ứng dụng phim CT Conebeam cho Chỉnh nha
Chỉnh nha – Niềng răng cũng là một ngành tiềm năng của CT Conebeam – cho ra kết quả mà một chiếc máy X-quang 2D thông thường không thể thực hiện chính xác được. Do đó, CT Conebeam có thể giúp bác sĩ xác định chính xác các vị trí răng mọc và không mọc, định hướng chân răng và cấu trúc răng cho quá trình chỉnh nha.
Tại sao phải chụp phim CT Conebeam trước khi cấy ghép Implant?
- Máy phim CT Cone beam cho ra hình ảnh 3 chiều của mô răng, mô mềm, ống thần kinh và xương hàm, do đó, nó có vai trò quan trọng trong việc điều trị cấy ghép Implant
- Phục vụ cho quá trình chuẩn bị phác đồ điều trị, thời gian điều trị và thời gian hoàn thành
- Giúp bác sĩ nhận thấy được mật độ xương, từ đó tiến hành kiểm tra chính xác kích cỡ xương hàm khu vực cấy ghép và trụ Implant
- Giúp bác sĩ đo chính xác các thông số kỹ thuật về thể tích xương để xác định xem khách hàng có cần phải ghép thêm xương khi cấy ghép hay không
- Khảo sát những vùng răng khác trong hàm (đã từng điều trị hay có tổn thương) dự phòng phục vụ cho quá trình cấy ghép
- Tiên lượng vùng phẫu thuật giới hạn, đảm bảo tính an toàn cho quá trình phẫu thuật
- Phát hiện các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, áp xe, viêm tủy,… để điều trị triệt để trước khi cấy ghép Implant.
Tham khảo Quy trình cấy ghép Implant theo tiêu chuẩn tại Nha khoa Asia
Tại Nha khoa Asia, chúng tôi luôn cam kết đem lại những trải nghiệm đúng tiêu chuẩn với Quy trình Trồng răng Implant bao gồm các bước sau:
Bước 1: Thăm khám và chụp phim X-quang
Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp phim sức khoẻ răng miệng cũng như tình trạng hiện tại của mỗi một khách hàng. Khi đó, tuỳ theo tình trạng của mỗi người, các bác sĩ sẽ biết được tình trạng xương hàm sau khi mất răng, có cần ghép xương để điều trị, mô mềm, tương quan dây thần kinh hay loại trụ nào sẽ thích hợp với bạn.
Bước 2: Lên phác đồ điều trị
Sau khi hoàn tất quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ tiếp tụ thực hiện quy trình lên phác đồ điều trị cho dịch vụ Trồng răng Implant. Khách hàng sẽ được lên kế hoạch điều trị chi tiết rõ ràng về thời gian và phương thức thực hiện.
Bước 3: Cấy trụ Implant vào xương hàm
Các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và thực hiện cấy trụ Implant vào trong xương hàm trong môi trường vô khuẩn ở phòng phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ tiến hành cấy trụ vào vị trí đã được tính toán trong phục hình 3D từ trước và quy trình này sẽ diễn ra khoảng từ 15 – 30 phút.
Bước 4: Gắn Healing hướng dẫn mô nướu
Healing là một bộ phận vô cùng quan trọng có vai trò trong việc hướng dẫn phần mô quanh nướu tiếp nối giữa thân răng và trụ Implant. Sau khi cấy ghép trụ Implant, Healing sẽ được gắn vào để thực hiện chức năng của mình.
Bước 5: Gắn Abutment và Mão răng sứ
Sau khi trụ Implant đã hoàn thành quá trình tích hợp xương, Abutment và Mão răng sứ sẽ được gắn vào để có thể đảm bảo đầy đủ các chức năng của một chiếc răng. Khi đó, quy trình Trồng răng Implant chính thức hoàn thành, đảm bảo đem đến cho khách hàng chiếc răng mới ăn nhai như răng thật.
Tham khảo Bảng giá Cấy ghép Implant tại Nha khoa Asia
DỊCH VỤ TRỒNG RĂNG IMPLANT |
Các loại trụ Implant |
Đơn vị |
Giá |
Trụ Implant Korea | 1 Trụ | 400 USD |
Trụ Implant Osstam (Korea) | 1 Trụ | 500 USD |
Trụ Implant Hiossen (USA) | 1 Trụ | 700 USD |
Trụ Implant Tekka (France) | 1 Trụ | 700 USD |
Trụ Implant Nobel Biocare (USA) | 1 Trụ | 1.250 USD |
Trụ Implant Straumann (Thụy Sĩ) | 1 Trụ | 1.300 USD |
Trụ Implant MIS V3 (Germany) | 1 Trụ | 1.200 USD |
Các loại Abutment – Implant |
Đơn vị |
Giá |
Abutment Trụ Implant Korea | 1 Trụ | 400 USD |
Abutment Trụ Implant Osstam (Korea) | 1 Trụ | 420 USD |
Abutment Trụ Implant Hiossen (USA) | 1 Trụ | 430 USD |
Abutment Trụ Implant Tekka (France) | 1 Trụ | 450 USD |
Abutment Trụ Implant Nobel Biocare (USA) | 1 Trụ | 480 USD |
Abutment Trụ Implant Straumann (Thụy Sĩ) | 1 Trụ | 500 USD |
Abutment Trụ Implant MIS V3 (Germany) | 1 Trụ | 600 USD |
Abutment sứ cộng thêm | 1 Trụ | 120 USD |
Phục hình răng sứ trên răng Implant |
Đơn vị |
Giá |
Răng sứ Titan | 4.500.000 | |
Răng sứ Zirconia | 7.500.000 | |
Phục hình trên Implant (Đặt Implant nơi khác) | Răng | 220 USD |
Tháo Implant | Răng | 120 USD |
Ghép xương nhân tạo |
Đơn vị |
Giá |
Ghép xương nhân tạo + Màng xương | 1 Răng | 5.000.000 – 10.000.000 |
Ghép xương tự thân | 1 Răng | 6.000.000 – 15.000.000 |
Nâng xoang kín | 1 Răng | 700 USD |
Nâng xoang hở | 1 Răng | 700 USD |
Xem thêm:
Phụ nữ mang thai có nên Cấy ghép Implant không?
Trồng răng Implant có cần ghép xương hay không?