BẢNG GIÁ NHỔ RĂNG KHÔN TẠI NHA KHOA ASIA
Nhổ răng khôn |
Đơn vị |
Giá (VNĐ) |
Nhổ răng vĩnh viễn 1 chân (loại dễ) | 1 Răng | 120.000 |
Nhổ răng vĩnh viễn 1 chân (loại khó) | 1 Răng | 250.000 |
Nhổ răng vĩnh viễn 2, 3 chân (loại dễ) | 1 Răng | 400.000 |
Nhổ răng vĩnh viễn 2, 3 chân (loại khó) | 1 Răng | 650.000 |
Nhổ răng khôn | 1 Răng | 780.000 |
Tiểu phẫu răng khôn | 1 Răng | 2.000.000 – 10.000.000 |
Tiểu phẩu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm | 1 Răng | 2.800.000 |
Mọc răng khôn luôn là vấn đề “nhức nhối” của rất nhiều người hiện nay. Bởi răng khôn không chỉ không có công dụng cơ bản là nhai nghiền thức ăn mà nó còn khiến bạn gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe. Vậy, nhổ răng khôn có phải là giải pháp hoàn hảo giúp cải thiện vấn đề đau nhức răng? Có nên nhổ răng khôn không? Nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Giá nhổ răng khôn? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết nhé!

Răng khôn là gì?
Răng khôn còn được biết với tên gọi khác đó là răng số 8, đây là chiếc răng mọc phía trong cùng của 2 hàm khi mà xương hàm của chúng ta đã ngừng phát triển. Thông thường độ tuổi mọc răng khôn sẽ từ 17 – 25, dù vậy một số trường hợp mọc ngoài giai đoạn này.
Vì răng khôn mọc ở sát vách và sau bên trong cửa hàm nên thường dẫn đến tình trạng răng mọc lệch, xô lẫn nhau, mọc chen chỗ các răng khác gây ra sưng, đau đớn, thậm chí là nhiễm trùng vùng lợi quanh răng.
Sự xuất hiện của răng khôn gần như không có tác dụng về mặt thẩm mỹ lẫn chức năng nhai. Khi xuất hiện răng khôn, nhiều người cảm thấy rất phiền toái và đau đớn. Theo kết quả điều tra của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ, ước tính cho đến nay đã có khoảng 85% răng số 8 bị nhổ bỏ thay vì được tồn tại đến hết quãng đời.

Khi nào nên nhổ và không nên nhổ răng khôn?
Răng khôn thường mọc ở vị trí không thuận lợi hoặc khi xương hàm đã hết chỗ khiến nó phải mọc chi chít gây đau đớn cho người bệnh. Hơn nữa, việc mọc răng khôn khiến bạn khó khăn trong việc vệ sinh, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, sinh sinh là tăng nguy cơ sâu răng, nhiễm trùng.
Trường hợp nên nhổ răng khôn
Dưới đây là một số trường hợp bác sĩ khuyên bạn nên nhổ răng số 8 như:
- Răng khôn dị dạng, nhỏ, dẫn đến tình trạng các răng bên cạnh bị nhồi nhét thức ăn.
- Răng số 8 mọc nghiêng làm toàn bộ khuôn hàm bị xô lệch.
- Viêm nha chu hoặc răng khôn bị sâu.
- Răng khôn mọc lệch lạc khiến người bệnh đau nhức và làm chức năng ăn nhai bị suy giảm.
- Tổn thương xương hàm do u nang quanh răng khôn.
- Xảy ra tình trạng viêm nhiễm ở các mô mềm sau chân răng.
- Giữa răng số 8 và răng kế bên tạo thành khe giắt.

Trường hợp không nên nhổ răng khôn
Bạn không nên tùy ý nhổ răng khôn khi đang gặp phải một trong các trường hợp sau đây:
- Người bệnh đang mắc phải các bệnh lý mạn tính như: chứng đông máu, thần kinh, huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường,…
- Hình dạng của răng khôn là không đáng ngại.
- Răng khôn mọc thẳng hàng và khớp với hàm răng trên.
- Răng khôn xuất hiện không làm hỏng răng số 7.
- Hình dạng của răng khôn là không đáng ngại.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Một trong những vấn đề khiến nhiều người băn khoăn đó là nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Có nên nhổ răng khôn không? Ngày nay, việc nhổ răng số 8 là thủ thuật rất phổ biến và cũng hiếm khi xảy ra biến chứng nhờ thực hiện các phương pháp hiện đại, ứng dụng công nghệ, máy móc tiên tiến nhất. Tuy nhiên, cũng còn tiềm ẩn một số nguy cơ khi nhổ răng như sau.

Viêm ổ răng và nhiễm trùng
Việc ổ răng bị viêm nhiễm khiến cho lợi và xương hàm bị sưng đau, có dịch mủ màu trắng hoặc vàng chảy ra từ ổ răng, sốt cao, có mùi hôi,… Đây là hiện tượng cho thấy bệnh nhân chăm sóc răng miệng không đúng cách hoặc không chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng.
Nhổ răng khôn dễ gây tổn thương dây thần kinh
Bạn có thể nhận biết tình trạng tổn thương dây thần kinh qua các dấu hiệu như: ngứa ngáy ở vùng răng, lưỡi, môi dưới,… Tình trạng này diễn ra khá ngắn, hiếm có trường hợp bị vĩnh viễn.
Nhiễm trùng máu là trường hợp hay gặp sau khi nhổ răng
Nếu không được chữa trị kịp thời, ổ răng bị viêm nhiễm dẫn đến nhiễm khuẩn huyết và xuất hiện các biểu hiện như: cả người rét run, sốt cao, mạch nhanh,…
Điều quan trọng để giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ xảy ra bệnh nhân nên thăm khám và tư vấn từ bác sĩ trước khi tiến hành tiểu phẫu răng. Lưu ý, sau khi nhổ răng bệnh nhân phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng như có thói quen chăm sóc răng miệng tốt.
Cần kiêng các loại thức ăn gì khi nhổ răng khôn?
Sau khi nhổ răng số 8 bạn cần lưu ý chế độ ăn uống sau đây:
Tránh ăn đồ ăn dai, cứng
Thức ăn dai, cứng là điều bạn cần tránh xa sau khi nhổ răng, vì những món ăn này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của bạn. Những món ăn này sẽ làm cho cơ hàm phải hoạt động nhiều hơn, tạo áp lực lên quai hàm dẫn đến đau nhức nhiều hơn.
Bánh quy, đồ chiên rán, đồ cay nóng
Khi ăn những thức ăn như bánh quy, đồ chiên, thức ăn nhanh sẽ có thể dễ dàng chui qua rãnh và vào ổ răng vừa nhổ bỏ dẫn đến vết thương bị viêm nhiễm.
Hơn nữa, việc bạn ăn đồ cay nóng sẽ khiến cho mạch máu giãn ra, làm tan cục máu đông, lúc này máu sẽ liên tục chảy ra tại vị trí vừa mới nhổ răng khôn.
Nên kiêng uống bia, rượu sau khi nhổ răng
Tốt nhất bạn nên kiêng uống rượu bia tối thiểu từ 5 – 7 ngày sau khi nhổ răng để vết mổ được ổn định. Bởi những chất này có thể tác động đến quá trình hồi phục vết thương, thậm chí còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cũng như tổn thương khác.
Quy trình nhổ răng khôn
Nhìn chung, quy trình nhổ răng khôn gồm các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Thăm khám và chuẩn bị cho quá trình nhổ răng khôn
Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe răng miệng của bạn, xem xét bạn có đang gặp phải vấn đề sâu răng, cao răng, viêm lợi hay không để đưa ra phương pháp xử lý kịp thời.
Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện chụp X – Quang toàn bộ hàm để xác định vị trí chân răng, hướng mọc,.. . Trường hợp sưng đỏ, nhiễm trùng, bắt buộc bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và điều trị để răng được ổn định và dời ngày nhổ răng đến khi sức khỏe được đảm bảo tốt nhất.
Bước 2: Sát trùng, vệ sinh khoang miệng
Tại bước này, bệnh nhân sẽ được súc miệng bằng nước súc chuyên dụng, lúc này khoang miệng đã được vệ sinh sạch sẽ đảm bảo quá trình tiểu phẫu không bị nhiễm khuẩn.
Bước 3: Gây tê
Tại bước này, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ và gây tê vùng tại vị trí răng khôn cần nhổ.
Bước 4: Nhổ răng

Tiên hành quy trình nhổ răng và loại bỏ răng khôn hoàn toàn ra khỏi hàm, vết thương sẽ được khâu lại và kèm bông đông máu. Sau khoảng 1 tuần sau nhổ răng, bác sĩ sẽ hẹn người bệnh đến nha khoa để kiểm tra tình trạng vết thương.
Trên đây là tất tần tật thông tin về nhổ răng khôn mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ nhổ răng khôn nhưng vẫn chưa tìm ra phương pháp thực hiện phù hợp với mình thì hãy đến nha khoa hoặc liên hệ Nha Khoa Asia để được tư vấn nhanh chóng.