Răng cấm là gì? Phân biệt răng cấm và răng khôn

Răng cấm là gì? Phân biệt răng cấm và răng khôn

Răng cấm có vai trò quan trọng trong quá trình nhai và nghiền thức ăn của răng hàm. Tuy nhiên, chúng lại dễ bị mắc các bệnh lý răng miệng, nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về các bệnh lý này và cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về răng cấm, bài viết dưới đây của Nha khoa Asia sẽ cung cấp cho bạn thông tin cần thiết.

Răng cấm là gì?

Răng cấm, còn được gọi là răng cối lớn, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống nhai của chúng ta. Là những “chiến binh” mạnh mẽ, chúng đảm nhiệm chức năng nghiền nát thức ăn hiệu quả, góp phần tạo nên nền tảng cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đặc điểm nổi bật như sau:

  • Vị trí: Răng cấm thuộc nhóm răng hàm, bao gồm răng số 6 và số 7 tính từ ngoài vào trong cung hàm. Mỗi người trưởng thành có tổng cộng 8 chiếc răng, chia đều cho hai hàm trên và dưới.
  • Kích thước: Răng hàm cấm có kích thước lớn nhất trong số các loại răng, với thân răng phình to và mặt nhai rộng.
  • Hình dạng: Mặt nhai của răng cấm có nhiều múi và hố rãnh, giúp tăng hiệu quả nghiền nát thức ăn.
  • Chức năng: Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc nhai và nghiền nát thức ăn, đặc biệt là các loại thức ăn cứng dai. Nhờ lực nhai mạnh mẽ, chúng giúp nghiền nhỏ thức ăn thành dạng dễ tiêu hóa, hỗ trợ quá trình hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Răng cấm là gì?
Răng cấm là gì?

Vai trò của răng cấm là gì?

Răng cấm đóng vai trò chủ chốt trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Chúng có kích thước lớn, bề mặt nhai rộng và nhiều rãnh, giúp nghiền nát thức ăn thành từng mảnh nhỏ hơn trước khi đưa vào dạ dày. Vai trò cụ thể như sau:

  • Nghiền nát thức ăn: Răng cối có lực cắn mạnh và bề mặt nhai rộng, giúp nghiền nát hiệu quả các loại thức ăn cứng dai như thịt, ngũ cốc, các loại hạt,…
  • Giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn: Khi thức ăn được nghiền nát nhỏ, nó sẽ dễ dàng trộn lẫn với nước bọt, tạo điều kiện cho các enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả, từ đó giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
  • Hỗ trợ phát âm: Răng cối đóng vai trò quan trọng trong việc phát âm một số phụ âm như /k/, /g/, /ng/.
  • Duy trì cấu trúc khuôn mặt: Răng cấm góp phần tạo nên cấu trúc khuôn mặt cân đối và hài hòa.

Số lượng răng trung bình trên người trưởng thành

Mỗi người trưởng thành thường có tổng cộng 32 răng, được chia thành 4 nhóm răng khác nhau để phục vụ cho chức năng nhai và nghiền thức ăn:

  • Nhóm răng cửa bao gồm các răng số 1 và số 2, tổng cộng có 8 răng.
  • Nhóm răng nanh chỉ có một loại răng số 3, tổng cộng có 4 răng.
  • Nhóm răng tiền hàm (hay răng tiền cối) bao gồm các răng số 4 và số 5, tổng cộng có 8 răng.
  • Nhóm răng hàm (hay răng cối) bao gồm các răng số 6, số 7 và số 8, tổng cộng có 12 răng.

Trong số các răng hàm, răng cấm được xếp vào nhóm răng số 6răng số 7, và thường mỗi người trưởng thành có 8 răng, được phân bố đều trong hai hàm với mỗi hàm có 4 răng. Giống như các loại răng khác, răng cối được cấu tạo bởi 3 lớp men răng, ngà răng và tủy răng. Tùy theo vị trí của răng trên hàm trên hay dưới, chúng có thể có từ 2 đến 3 chân răng.

Răng khôn là gì?

Răng khôn là chiếc răng có độ tuổi trưởng thành rất lâu so với những chiếc răng trên hàm, độ tuổi để phát triển hoàn toàn mất từ 3 đến 5 năm để răng có thể mọc hoàn chỉnh trên nướu. Có vị trí nằm trong cùng của răng ở vị trí số 8 nên còn được gọi là răng số 8.

Răng khôn là gì?
Răng khôn là gì?

Răng khôn là chiếc răng gây ra nhiều bệnh lý nhất cho hàm răng, khi răng khôn phát triển sẽ có thể gây ra những vấn đề cho hàm răng như sâu răng, răng mọc lệch làm ảnh hưởng răng cấm, xô lệch hàm hay nghiêm trọng hơn đó chính ung xương hàm.

Phân biệt giữa răng cấm và răng khôn

Răng cấm là chiếc răng mà nhiều người nhầm lẫn với răng khôn nhất bởi vì với cấu tạo và kích thước khá tương đồng với nhau, dưới đây là những điểm phân biệt giữa răng cối và răng khôn.

Răng cấmRăng khôn
Vị tríRăng cấm nằm ở vị trí trong cùng của hàm răng ở vị trí số 6 và số 7Răng khôn nằm ở vị trí trong cùng của hàm răng ở vị trí số 8
Thời gian phát triển6 đến 14 tuổi18 đến 25 tuổi
Chức năngLà răng nhai chính có tác dụng nghiền nát thức ăn, chịu lực hoàn toàn cho toàn hàmLà răng chịu lực cho răng số 7
Nguy cơ bệnh lýCó nguy cơ mắc bệnh lý như những răng khácLà răng gây ra những bệnh lý nghiêm trọng cho cả hàm răng, có nguy cơ mọc ngầm, mọc lệch, sâu răng
Sự quan trọngCó vai trò quan trọng nhất trong hàm răng nên cần phải bảo dưỡng thật tốtCó thể nhổ đi nếu răng khôn gây ra những rắc rối cho hàm răng.
Có nên tái tạo lại răng khi mấtRất cần thiết vì răng cấm có vai trò quyết định trên hàm răng, nên trồng lại răng sớm nhất để cải thiện tình trạng nhaiKhông cần thiết trồng lại vì không có tác dụng chính và trồng lại sẽ tốn chi phí nhưng răng lại có công dụng chính
Tên gọiRăng cối, răng số 6 và số 7, răng cấmRăng khôn, răng số 8
Cấu tạo

Điều có kích thước khá tương đồng với nhau và điều có từ 1 chân trở lên.

Cách bệnh lý phổ biến của răng cấm thường hay gặp phải

Răng cấm là chiếc răng cối có tác dụng nghiền nát thức ăn và tiếp xúc với bề mặt thức ăn là chính vì vậy răng cối thường gặp những vấn đề răng miệng từ nhiều mức độ khác nhau. Những bệnh lý thường gặp phải:

Bệnh lý về sâu răng

Sâu răng là bệnh lý dễ mắc gặp nhất bởi vì răng cấm là răng có công dụng nhai lớn thường tiếp xúc thức ăn nhiều và gây ra những mảng bám thức ăn trên răng, nên bàn chải thông thường sẽ không thể loại bỏ sạch hết bề mặt thức ăn bám trên răng và sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sâu răng xâm nhập, ngoài ra răng sâu còn ảnh hưởng bởi răng khôn, nếu răng khôn mọc lệch đâm vào răng số 7 lâu dần sẽ gây ra tổn thương và tạo một lỗ trống trên răng số 7 sẽ sinh ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sâu răng.

Răng cấm bị sâu răng
Răng cấm bị sâu răng

Răng cấm gặp vấn đề về tủy răng

Vì lý do tiếp xúc thức ăn nhiều nên có có thể gây ra tình trạng nứt bề mặt răng và tạo môi trường vi khuẩn xâm nhập gây hại đến tủy răng và gây ra những vấn đề về viêm tủy khác nhau.

Trong quá trình ăn nhai, có thể xảy ra tình trạng nứt bề mặt răng cối do va chạm, va đập mạnh. Tình trạng này sẽ là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào trong răng, gây hại đến tủy răng và dẫn đến các triệu chứng như viêm tủy, đau nhức và nhạy cảm với thức ăn nóng, lạnh hoặc ngọt.

Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng sẽ tiến triển và cấu trúc răng sẽ bị phá huỷ, có thể dẫn đến mất răng và ảnh hưởng đến chức năng nhai và ngoại hình. Do đó, việc chăm sóc răng miệng đúng cách và điều trị các vấn đề liên quan đến răng sớm là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình.

Răng bị gãy rụng

Trong cuộc sống không ai tránh khỏi vấn đề về sự va chạm gây ra tình trạng mất răng, có những hợp mất răng cửa và nhiều vị trí khác trên hàm răng và răng cấm cũng không ngoại lệ.

Bệnh lý viêm nha chu

Viêm nha chu là một tình trạng viêm tổ chức quanh răng, gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng và xương ổ răng. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm nha chu sẽ làm phá huỷ xương ổ răng và làm răng bị lung lay. Viêm nha chu thường gây ra các triệu chứng như sưng phồng nướu, đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến dây thần kinh quanh chân răng.

Viêm nha chu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xuyên xảy ra ở người trưởng thành và là một trong những nguyên nhân chính gây mất răng. Do đó, việc chăm sóc răng miệng đúng cách và điều trị các vấn đề liên quan đến viêm nha chu sớm là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình.

Nếu bạn đang mắc phải một trong những trường hợp trên hãy đến ngay nha khoa uy tín để cải thiện tình trạng răng miệng của mình nhé.

Phương pháp khắc phục bệnh lý của răng cấm

Răng cấm là chiếc răng có vai trò quan trọng nhất trong việc nhai và nghiền nát thức ăn, nếu như mất đi răng cấm thì vấn đề sức khỏe của bạn cũng có thể suy giảm do mất cảm giác ăn uống và gây ra những bệnh lý về đường tiêu hóa do phần thức ăn không được nghiền nát.

Răng cấm bị sâu

Nếu bạn phát hiện răng cối của mình xuất hiện tình trạng có đốm đen hoặc nâu, đó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe răng miệng, như sâu răng, viêm nha chu, hoặc bề mặt răng bị ăn mòn. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng, bạn nên đến ngay nha khoa uy tín để được bác sĩ chuyên môn kiểm tra và xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.

Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp điều trị như tẩy trắng răng, trám răng hoặc chỉnh hình răng để giữ gìn và tăng cường sức khỏe răng miệng của bạn. Việc chăm sóc và bảo vệ răng cấm đúng cách sẽ giúp bạn có được một nụ cười tươi sáng và giảm thiểu các vấn đề sức khỏe răng miệng trong tương lai.

Răng cấm bị viêm tủy

Triệu chứng chính để nhận biết răng cấm bị viêm tủy là cơn đau dữ dội, kéo dài và lan tỏa đến các vùng xung quanh, đặc biệt là khi ăn uống hoặc tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh. Đau thường được miêu tả như là một cơn đau nhói hoặc nhức nhặc, có thể kèm theo các triệu chứng khác như sưng nướu, tình trạng nhạy cảm và khó chịu.

Nếu bạn phát hiện có các triệu chứng trên, hãy đến ngay nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán vấn đề cụ thể của răng và nhận được sự điều trị phù hợp để giảm đau và bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình.

Bác sĩ và chiếc răng khỏe mạnh
Bác sĩ và chiếc răng khỏe mạnh

Răng cấm bị mất đi

Trong trường hợp bạn mất răng cấm, trồng răng là một phương pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng ăn uống của bạn. Có nhiều phương pháp tái tạo răng mất như trồng răng Implant, răng sứ bắt cầu hoặc hàm giả tháo lắp. Trong đó, trồng răng Implant là phương pháp được ưa chuộng nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng một cọc nhỏ thép không gỉ được đặt vào xương hàm hoặc xương hàm dưới, giúp cố định và hỗ trợ cho răng giả.

Răng sứ bắt cầu là một phương pháp khác, sử dụng răng giả được gắn trực tiếp vào răng bên cạnh bằng một cầu. Còn hàm giả tháo lắp là một phương pháp tạm thời, sử dụng răng giả được gắn vào khung hàm giả và có thể tháo lắp khi cần thiết. Tuy nhiên, để lựa chọn phương pháp tái tạo răng phù hợp nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và xem xét các yếu tố như tình trạng sức khỏe răng miệng, chi phí và thời gian điều trị.

Cách chăm sóc răng cấm hiệu quả

Để bảo vệ sức khỏe răng cấm và duy trì nụ cười rạng rỡ, bạn nên áp dụng những biện pháp chăm sóc răng miệng hiệu quả sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng: Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride.
  • Dùng chỉ nha khoa: Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám ở kẽ răng.
  • Khám răng định kỳ: Đi khám nha sĩ ít nhất 6 tháng một lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng và phát hiện sớm các vấn đề nha khoa.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Hạn chế ăn thức ăn cứng dai, nhiều đường và axit, tốt nhất nên ăn nhiều rau xanh và trái cây.
  • Bỏ thói quen xấu: Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống nước ngọt có ga và các chất kích thích khác.

Xem thêm:

0/5 (0 Reviews)