Có nên lấy cao răng không? Những lưu ý khi lấy cao răng

Có nên lấy cao răng không? Những lưu ý khi lấy cao răng

Bạn đã bao giờ tự hỏi “có nên lấy cao răng không“? Đây là câu hỏi phổ biến mà nhiều người thắc mắc khi nghĩ về việc chăm sóc răng miệng. Lấy cao răng là một thủ thuật nha khoa quan trọng, giúp loại bỏ mảng bám và cao răng tích tụ trên bề mặt răng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn do dự về việc có nên thực hiện thủ thuật này hay không. Hãy cùng Nha Khoa Asia tìm hiểu về lợi ích và những điều cần lưu ý khi lấy cao răng để đưa ra quyết định đúng đắn cho sức khỏe răng miệng của bạn.

Cao răng là gì?

Cao răng hay còn được gọi là vôi răng, đây là các mảng bám bị vôi hóa được hình thành do mảng vụn thức ăn sau khi ăn xong vẫn còn lắng lại, bám trên thân răng. Những mảng bám này sau một thời gian dài tích tụ sẽ trở nên cứng dần và bám chặt ở bề mặt răng và đường nướu, bị vôi hóa và hình thành cao răng (vôi răng).

Cao răng là gì? Có nên lấy cao răng không?
Cao răng là gì? Có nên lấy cao răng không?

Những dấu hiệu nhận thấy cao răng đó chính là bề mặt răng hoặc nướu có lớp màu nâu, vàng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn rất mất thẩm mỹ. Thời gian dài không được điều trị, cao răng sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển nhanh hơn, mảng bám bám chặt hơn gây nên các bệnh lý nghiêm trọng như: sâu răng, viêm nướu và nha chu.

Những lý do nên lấy cao răng định kỳ 

Cao răng là những mảng bám ở thân răng và nướu răng gây mất thẩm mỹ, tổn hại nhiều đến răng miệng. Một số tác hại mà bạn có thể tự nhận thấy đó chính là:

  • Hơi thở có mùi
  • Những mảng bám cao răng nhiều sẽ làm hỏng men răng, dần dần gây ra hiện tượng sâu răng
  • Gây ra nhiều bệnh về răng miệng như: viêm niêm mạc miệng hoặc bị viêm họng, viêm amidan hay lở miệng,… 
  • Chân răng bị chảy máu, khi ăn uống có hiện tượng ê buốt răng
  • Tụt nướu chân răng
  • Một số bệnh về răng miệng khác như: viêm nha chu, viêm tủy răng, tiêu xương răng,… Nghiêm trọng hơn có thể gây mất răng khiến cho mất thẩm mỹ toàn bộ khuôn mặt. Chính vì vậy nếu bạn băn khoăn có nên lấy cao răng không thì câu trả lời là có. 
Những lý do nên lấy cao răng định kỳ 
Những lý do nên lấy cao răng định kỳ

Điều sẽ xảy ra nếu không lấy cao răng định kỳ?

Nếu vẫn còn thắc mắc rằng nên lấy cao răng không thì sau đây chúng tôi sẽ liệt kê những hậu quả khôn lường nếu vôi răng bám quá lâu trên răng của bạn:

Tại sao chúng ta nên lấy cao răng định kỳ?
Tại sao chúng ta nên lấy cao răng định kỳ?
  • Khi vôi răng bám chắc trên răng của bạn quá lâu, việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn và khiến hơi thở của bạn nặng mùi hôi khó chịu.
  • Mảng bám tích tụ lâu ngày sẽ phá hủy men răng của bạn gây nên sâu răng.
  • Đây là nguyên nhân gây nên bệnh chảy máu chân răng, ê buốt răng khi ăn uống.
  • Gây nên các bệnh lý nghiêm trọng như: viêm họng, viêm amidan, lở miệng, viêm niêm mạc miệng,..
  • Khiến răng của bạn bị tụt nướu, lộ chân răng gây mất thẩm mỹ.
  • Vi khuẩn có trong vôi răng gây kích ứng nướu răng với triệu chứng như nướu sưng, chảy máu… Khi không được điều trị và vệ sinh đúng cách sẽ tiến triển thành bệnh viêm nha chu, tiêu xương ổ răng, viêm tủy răng ngược dòng…

Có nên lấy cao răng không?

Có nên lấy cao răng không? Tùy vào tình trạng của từng người mà có thể quyết định có nên lấy cao răng hay không. Những người có mức độ cao răng dày đặc thì nên lấy để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Để tránh tình trạng bị đau trong quá trình lấy cao răng. 

Nếu bạn đang gặp một số vấn đề như viêm nướu hay viêm nha chu thì cần lấy cao răng để cải thiện tình trạng. Tuy nhiên trong quá trình lấy cao răng thì có thể sẽ có một chút ê buốt. 

Giải đáp vấn đề có nên lấy cao răng không chi tiết
Giải đáp vấn đề có nên lấy cao răng không chi tiết

Bạn nên lựa chọn những đơn vị nha khoa uy tín để có được đội ngũ nha sĩ tay nghề cao. Giúp quá trình lấy cao răng trở nên nhanh chóng, tiện lợi và không bị đau buốt nhiều. Đặc biệt còn mang đến những trải nghiệm tốt không quá trình sử dụng dịch vụ. 

Những đối tượng nào có thể lấy vôi răng theo định kỳ? 

Lấy cao răng định kỳ được khuyến nghị cho nhiều đối tượng:

  • Người trưởng thành và trẻ em có cấu trúc hàm ổn định, đặc biệt khi có dấu hiệu tích tụ cao răng từ nhẹ đến nặng.
  • Những người có răng yếu hoặc đã bọc sứ thẩm mỹ nhưng vẫn bị tích tụ cao răng.
  • Bệnh nhân mắc các vấn đề như viêm nướu, viêm nha chu hoặc chảy máu chân răng do cao răng gây ra.

Nếu bạn nhận thấy sự xuất hiện của các mảng cao răng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng, đừng ngần ngại tìm đến các phương pháp nha khoa chuyên nghiệp để xử lý. Để duy trì hàm răng khỏe mạnh lâu dài, hãy thực hiện thói quen khám nha sĩ định kỳ 6 tháng một lần. Điều này giúp phát hiện sớm và ngăn ngừa các vấn đề răng miệng tiềm ẩn, đảm bảo nụ cười của bạn luôn rạng rỡ và tự tin.

Lấy cao răng thường xuyên liệu có tốt? 

Tuy lấy cao răng rất tốt, giúp bảo vệ khoang miệng sạch sẽ và hàm răng thêm chắc khỏe, bền bỏ. Nhưng thời gian lấy cao răng nên theo định kỳ tùy tình trạng răng miệng của từng người. Không nên lấy quá nhiều trong vòng một thời gian ngắn, sẽ khiến cho men răng bị bào mòn. Vậy nên nếu bạn đang tìm hiểu có nên lấy cao răng không thì cần phải hết sức quan tâm đến vấn đề này. 

Theo các bác sĩ tại Nha Khoa Asia, tùy vào sức khỏe răng miệng của từng người sẽ có thời gian lấy cao răng khác nhau. 

  • Người có men răng tốt, láng bóng và có sức khỏe răng miệng tốt, cao răng ít thì có thể 6 tháng lấy cao răng 1 lần hoặc hơn,
  • Những người có men răng sần sùi và dễ bị tích tụ các mảng bám thức ăn do thường xuyên uống trà, hút thuốc thì nên lấy cao răng từ 3-4 tháng một lần. 
Lấy cao răng thường xuyên liệu có tốt?
Lấy cao răng thường xuyên liệu có tốt?

Lợi ích khi lấy cao răng định kỳ

Dấu hiệu sự xuất hiện của cao răng dường như rất khó để nhận ra, trừ khi chân răng của bạn xuất hiện các tình trạng: Chảy máu, nướu sưng tấy và hơi thở có mùi khó chịu. Thủ phạm chính gây ra những tình trạng bệnh lý nguy hiểm này không phải là một thứ xa lạ mà chính là cao răng.

Hạn chế các tình trạng bệnh lý về răng miệng
Hạn chế các tình trạng bệnh lý về răng miệng

Theo như khuyến cáo của các bác sĩ nha khoa, việc lấy cao răng nên được thực hiện 1 – 2 lần mỗi năm để răng miệng luôn được chắc khỏe mang đến hơi thở thơm mát, tự tin.

Giảm nguy cơ mắc bệnh lý về răng miệng

Cao răng chứa các loại vi khuẩn có hại là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn mắc các bệnh lý về răng miệng như mòn men răng, sâu răng, tụt lợi, viêm nha chu, viêm nướu. Định kỳ thường xuyên là việc rất cần thiết để phòng tránh các vi khuẩn này có cơ hội phát triển và gây bệnh. 

Loại bỏ mùi hôi, mang lại hơi thở thơm mát 

Cao răng tích tụ dày đặc lâu ngày làm cho việc vệ sinh răng tốn thời gian, gây nhiều khó khăn. Lúc này vi khuẩn xuất hiện với số lượng lớn trên cao răng gây mùi hôi khó chịu ở khoang miệng. Do đó, việc loại bỏ các mảng bám cao răng sẽ giải quyết được tình trạng hôi miệng, giúp hơi thở thơm mát hơn.

Mang lại hơi thở thơm mát, tự tin giao tiếp
Mang lại hơi thở thơm mát, tự tin giao tiếp

Răng trắng sáng, thẩm mỹ hơn

Khi xuất hiện các mảng bám cao răng, màu sắc của răng thường trở nên có màu sậm hơn so với màu răng bình thường khiến cho hàm răng của bạn trở nên kém thẩm mỹ. Các mảng bám cao răng sau khi được loại bỏ sẽ trả lại cho bạn một hàm răng sạch bóng, trắng sáng, thẩm mỹ hơn.

Bảo vệ răng, xương hàm chắc khỏe 

Vi khuẩn trong cao răng tích tụ nhiều trong khoang miệng sẽ tạo môi trường thuận lợi để xâm nhập sâu vào bên trong. Điều này gây hư hỏng cho tổ chức răng và nướu. Từ đó, dẫn đến xương hàm tiêu đi làm cho răng bị lung lay, dễ rụng. Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe răng và xương hàm tốt nhất cần phải lấy cao răng thường xuyên để phòng ngừa vi khuẩn tích tụ gây hại cho răng miệng.

Hàm răng trắng sáng, chắc khỏe
Hàm răng trắng sáng, chắc khỏe

Quy trình lấy cao răng chuẩn quốc tế

Nhiều khách hàng sau khi lấy cao răng bị ê buốt kéo dài. Từ đó dẫn đến tâm lý lo ngại thủ thuật vệ sinh răng sẽ làm hỏng men răng. Nếu bạn đã từng rơi vào tình trạng đó có thể bạn đã trải qua quy trình lấy cao răng không đúng. 

Lấy cao răng có tốt không? Chắc chắn tốt nếu được thực hiện đúng quy trình chuẩn quốc tế như sau:

Lấy cao răng có tốt cho răng miệng không?
Lấy cao răng có tốt cho răng miệng không?

Quá trình thăm khám

Nha sĩ trước khi lấy cao răng cho bệnh nhân cần thăm khám tổng quan một số vấn đề sau:

– Tình trạng sức khỏe răng miệng: răng miệng bình thường hay có viêm nha chu, viêm lợi…

– Mức độ cao răng: vôi răng ít hay nhiều, vị trí vôi răng

Lấy cao răng bằng dụng cụ chuyên dụng

Sau khi thăm khám và đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Nha sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng bằng các dụng cụ chuyên dụng như dụng cụ cạo bằng tay, máy thổi cát, máy siêu âm. Phổ biến nhất hiện nay là máy siêu âm hiện đại, làm sạch nhanh, không gây ê buốt như các dụng cụ khác. Tùy mức độ cao răng, quá trình lấy cao răng có thể kéo dài từ 15 – 30 phút.

>>>Tham khảo thêm: Dụng cụ lấy cao răng tại nhà – Những điều cơ bản mà bạn nên biết 

Lấy cao răng bằng dụng cụ chuyên dụng
Lấy cao răng bằng dụng cụ chuyên dụng

Vệ sinh răng miệng sau thủ thuật lấy cao răng

Sau khi phần cao răng đã được lấy sạch, nha sĩ sẽ tiến hành đánh bóng cả hàm răng. Bước này giúp loại bỏ hoàn toàn mảng bám, làm răng trở nên sáng bóng hơn. Sau đó, bạn sẽ được làm sạch khoang miệng bằng dung dịch xúc rửa chuyên dụng.

Nghiệm thu và tư vấn chăm sóc răng miệng sau thủ thuật

Hoàn tất quá trình lấy cao răng, nha sĩ sẽ kiểm tra kết quả răng miệng. Đồng thời tư vấn cách chăm sóc răng miệng sau khi cạo vôi răng. Tất cả nhằm đảm bảo khách hàng sẽ hết cảm giác ê buốt và hạn chế tối đa mảng bám quay trở lại.

Giá lấy cao răng là bao nhiêu?

Lấy cao răng là thủ thuật nha khoa đơn giản, để tách vôi răng và mảng bám cứng đầu ra khỏi răng và tổ chức xung quanh răng. Chính vì vậy, giá lấy cao răng không hề đắt, tương đối thấp và phù hợp với hầu hết mọi người. Hiện nay, giá lấy cao răng hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào lượng cao răng và công nghệ lấy cao răng.

Giá lấy cao răng là bao nhiêu?
Giá lấy cao răng là bao nhiêu?

Tuy nhiên, sẽ có mức giá lấy cao răng khác nhau dao động từ 100.000đ – 300.000đ, tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Vì khi đến nha khoa một số trường hợp đã bị viêm nha chu nặng do cao răng cần tiến hành điều trị nha chu trước, bởi vậy nên chi phí cho một lần lấy cao răng cũng sẽ cao hơn.

Tùy vào từng tình trạng, mức độ cao răng mà bác sĩ sẽ xác định mức chi phí lấy cao răng phù hợp cho từng người. Với những người có vôi răng ít, không mắc các bệnh lý răng miệng thì chi phí lấy cao răng tương đối thấp.

Ngược lại, nếu vôi răng hình thành, xuất hiện nhiều với mức độ dày đặc và gây ra các bệnh lý răng miệng như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… Lúc này cần phải chữa trị các bệnh lý này trước khi cạo vôi răng nên chi phí cũng sẽ cao hơn.

>>>Tham khảo: Lấy vôi răng bao nhiêu tiền? chi phí cụ thể nhất

Cạo vôi răng có gây đau và ê buốt răng hay không? 

Vậy chúng ta đã biết được có nên lấy cao răng không? Có nhiều yếu tố quyết định việc khi cạo vôi răng, bạn có gặp tình trạng đau hoặc ê buốt hay không:

  • Đầu tiên, cạo vôi răng có đau hay không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân lúc bấy giờ. Nếu bệnh nhân đang gặp phải các bệnh lý nghiêm trọng như: viêm nha chu, viêm nướu thì chắc chắn khi thực hiện lấy cao rằng sẽ ê buốt hơn bình thường.
  • Tiếp đến là phụ thuộc vào mức độ vôi răng bám trên bề mặt răng và nướu của bạn, nếu vôi răng nhiều, bám chặt vào răng gây nên sưng, viêm thì có thể xảy ra ê buốt nhưng sẽ nhanh chóng hết sau đó.
  • Sau cùng chính là dựa vào tay nghề của bác sĩ thực hiện, nếu nha sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn cao sẽ “mát tay” lấy vôi răng rất nhẹ nhàng, không hề  gây tổn thưởng xung quanh một cách nhanh chóng.

>>>Tham khảo thêm: Lấy cao răng có đau không? Tại sao nên thực hiện?

Cạo vôi răng có gây đau và ê buốt răng hay không? 
Cạo vôi răng có gây đau và ê buốt răng hay không?

Những lưu ý khi lấy cao răng không nên bỏ qua

Sau khi thực hiện lấy cao răng, men răng và nướu sẽ rất nhạy cảm nên cần có sự chăm sóc đặc biệt. Nếu không khoang miệng sẽ bị nhiều loại vi khuẩn có hại xâm nhập. Có một số vấn đề mà bạn cần lưu ý kỹ lưỡng: 

  • Không ăn những món ăn quá nóng hoặc quá lạnh gây tổn thương đến men răng. Khiến cho răng bị ê buốt mỗi khi ăn uống.
  • Không được hút thuốc hay sử dụng các loại bia rượu, cũng nên loại bỏ các thực phẩm có màu sắc sẫm và có nhiều axit. Ví dụ như nước ngọt, cà phê, nước tương, sô cô la,… 
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học với nhiều rau củ quả với nhiều vitamin, khoáng chất. Hạn chế ăn các loại thực phẩm dẻo hoặc mềm bởi chúng khá dễ bám vào chân răng, hình thành nên cao răng.
  • Mỗi ngày sáng tối cần đánh răng 2 lần 
  • Đánh răng đúng cách và sử dụng bàn chải có lông mềm với lực vừa phải. 
  • Sử dụng nước muối sinh lý và chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ những mảng thức ăn thừa còn sót lại. 
  • Khám răng và lấy cao răng theo thời gian chỉ định của bác sĩ. 
Khám răng và lấy cao răng theo thời gian chỉ định của bác sĩ
Khám răng và lấy cao răng theo thời gian chỉ định của bác sĩ

Nha khoa Asia – Địa chỉ lấy cao răng uy tín hiện nay

Có nên lấy cao răng không? – Nếu bạn đang gặp các vấn đề về răng miệng mà không biết lựa chọn phòng khám nha khoa nào thật sự uy tín, chất lượng để cải thiện tình trạng của mình. ️Thì đừng chần chờ gì nữa, đến ngay với Nha Khoa Asia – địa chỉ uy tín chất lượng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, mang đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng tốt nhất cùng với mức giá vô cùng hợp lý kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Nha khoa Asia với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm
Nha khoa Asia với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm

Không chỉ có công nghệ lấy cao răng siêu âm tiến tiến, mà Nha khoa Asia còn có đội ngũ các y bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, chuyên môn. Ngoài ra,  cùng với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và các dịch vụ bảo hành, chăm sóc rất tốt, Nha khoa Asia mang lại trải nghiệm thư giãn và thoải mái cho mọi khách hàng khi đến trải nghiệm dịch vụ tại đây.

Nếu bạn cần giải đáp thêm cho vấn đề lấy cao răng hay các vấn đề răng miệng khác xin vui lòng gọi theo số hotline 19006900 hoặc liên lạc qua số điện thoại: 0938 639 155097 889 7509 để được giải đáp các thắc mắc chi tiết, cụ thể hơn. Bên cạnh đó, Nha khoa Asia hiện nay đã mở rộng thêm chi nhánh tại các TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đắk Lắk và Gia Lai nên sẽ rất thuận tiện cho bạn có thể trực tiếp đến thăm khám tại đây.

>>>Tham khảo:

0/5 (0 Reviews)