Điều trị tủy là một quá trình được áp dụng để điều trị các tổn thương bên trong cấu trúc răng, đồng thời ngăn chặn các viêm nhiễm và nguy cơ tái phát. Thông thường, bệnh nhân thường bước vào quá trình điều trị khi răng có dấu hiệu tổn thương, viêm nhiễm, sâu răng,... đi kèm với các cơn đau nhức và ê buốt. Quá trình điều trị tủy sẽ trực tiếp chấm dứt các cơn đau nhức và trả lại cho răng hình thái tốt nhất bằng phương pháp trám hay bọc sứ.
Tủy răng là phần mềm bên trong cấu trúc răng, là nơi tập hợp các dây thần kinh, các mô liên kết. Tủy răng được ví như “trái tim” của răng, chịu trách nhiệm đảm nhận phần “xúc giác” - giúp răng cảm nhân được các cảm giác nóng lạnh. Do đó, khi tủy răng bị tổn thương, nhiễm khuẩn với vô số vi khuẩn sinh sôi trong buồng tủy, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như sau:
Thông thường, viêm tủy thường bị nhầm lẫn là chỉ có một loại duy nhất, gây ra các cơn đau nhức hay viêm nhiễm. Tuy nhiên, viêm tủy răng thường được phân loại thành 2 dạng:
Đây là trường hợp viêm tủy trong thời gian đầu, các triệu chứng khởi phát còn nhẹ và có thể điều trị phục hồi. Trong trường hợp này, tủy răng thường nhạy cảm với các thực phẩm có nhiệt, gây ra các cơn đau ngắn hạn, không kéo dài và chỉ xuất hiện khi ăn nhai.
Đây chính là giai đoạn viêm tủy tiến triển sau giai đoạn đầu, tình trạng có triệu chứng nghiêm trọng hơn và không thể phục hồi lại như lúc ban đầu. Khi này, tủy răng đã bị tổn thương nghiêm trọng do vi khuẩn đã xâm nhập sâu vào răng, làm chết các dây thần kinh khiến tủy hoại tử, chết tủy hoàn toàn. Thêm vào đó, viêm tủy giai đoạn này còn có thể gây ra tình trạng áp xe quanh chân răng cùng sự xuất hiện của các túi mủ; khiến bệnh nhiên đau nhức dai dẳng, sốt hay hôi miệng.
Do đó, khi có các triệu chứng ban đầu của viêm tủy, bạn nên nhanh chóng đến nha khoa để điều trị, nhất là trong giai đoạn viêm tủy hồi phục. Nếu kéo dài, bạn sẽ rơi vào giai đoạn viêm tủy không hồi phục, điều kiện tiên quyết để điều trị chính là nhổ bỏ hoàn toàn chiếc răng đó.
Điều trị tủy chính là quá trình các nha sĩ tiến hành chữa cho phần tủy bị viêm nhiễm tương ứng với các giai đoạn viêm tủy. Khi đó, nếu trong giai đoạn tủy viêm không quá nghiêm trọng, nha sĩ sẽ sử dụng các công cụ chuyên khoa, loại bỏ viêm nhiễm và phục hồi bằng phương pháp trám răng hay bọc sứ. Tuy nhiên, nếu viêm nhiễm diễn biến nghiêm trọng, phương pháp lấy tủy được thực hiện, lấy bỏ hoàn toàn vùng tủy chết. Nếu không thể cứu chữa vì phần răng dần như đã bị ăn mòn, “nhổ bỏ” sẽ là lựa chọn cuối cùng.
Điều trị tủy là một trong các liệu trình liệu trình điều trị nội nha quan trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ và thăm khám kỹ lưỡng. Do đó, để điều trị chính xác, nha sĩ sẽ thăm khám sơ bộ và chụp phim CT để xem xét tình trạng tủy hiện tại, liệu rằng nó có đang viêm nhiễm xung quanh hay không.
Nhằm giúp khách hàng cảm thấy an tâm hơn khi điều trị, gây tê được áp dụng để giảm thiểu cơn đau. Dù đây là thao tác không quá quan trọng vì trong nhiều trường hợp tủy răng của khách hàng đã hoại tử nên không còn bất cứ cảm giác nào.
Các nha sĩ sẽ tiến hành đặt miếng đệm cao su nhằm giữ cho vùng miệng luôn khô ráo. Tiếp đến, họ sẽ tiến hành khoan 1 lỗ trên chiếc răng cần điều trị, các viêm nhiễm, vi khuẩn sẽ được loại bỏ sau khi xâm nhập vào bên trong. Thêm vào đó, nha sĩ cũng sẽ tiến hành sửa soạn lại tủy răng, làm sạch triệt để.
Sau khi điều trị tủy - hay lấy tủy, dường như chiếc răng đã không còn bất kỳ cảm giác nào. Khi đó, để bảo vệ cho chiếc răng, các nha sĩ sẽ tiến hành trám bít hoặc bọc sứ lại chiếc răng sau khi điều trị. Một lớp keo dính và hợp chất cao su gutta-percha được lắp đầy bên trong tủy răng.
Đây là câu hỏi rất thường gặp khi các khách hàng tiến hành điều trị nội nha - một trong các nguyên nhân hàng đầu trong việc khiến họ ngần ngại đưa ra quyết định điều trị. Sự thật là, dù điều trị tủy can thiệp sâu vào trong cấu trúc răng nhưng với sự phát triển không ngừng của khoa học - kỹ thuật hiện đại ngày nay thì quá trình này diễn ra nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Gây tê đã được áp dụng để hạn chế các cơn đau khi can thiệp, ngay cả trong quá trình điều trị sẽ còn dễ chịu hơn khi bạn chịu đựng các cơn đau do viêm tủy gây ra.
Bảng giá của điều trị tủy là không cố định và nó thật sự cũng có sự khác biệt nhất định đối với những người điều trị tủy răng. Tùy theo mức độ viêm nhiễm, số chân răng điều trị tủy là 1,2 hay 3 chân, tủy răng của trẻ em hay người lớn thì giá thành sẽ hoàn toàn khác nhau. Do đó, mức giá sẽ dao động từ 300.000 - 800.000 cho trẻ em, với người lớn thì giá có thể chênh lệch hơn một ít từ 800.000 đến xấp xỉ 2.000.000 đồng.
Sau khi tiến hành điều trị nội nha, bạn thường sẽ có cảm giác răng nhạy cảm hơn bình thường, có thể là do triệu chứng viêm mô tự nhiên. Khi đó, các bác sĩ sẽ tiến hành kê toa các loại thuốc giảm đa như ibuprofen hoặc naproxen và sẽ nhanh chóng lành sau 1 - 2 ngày sau. Ngoài ra, sau khi điều trị tủy, bệnh nhân cũng nên lưu ý đến việc chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng, giữ thói quen đến nha khoa để kiểm tra định kỳ nhằm thạn chế các bệnh lý răng miệng có thể làm tổn thương tủy thêm lần nữa.
Điều quan trọng là khi có các triệu chứng ban đầu của viêm tủy, bạn nên nhanh chóng đến nha khoa để điều trị, nhất là trong giai đoạn viêm tủy hồi phục. Nếu kéo dài, bạn sẽ rơi vào giai đoạn viêm tủy không hồi phục, điều kiện tiên quyết để điều trị chính là nhổ bỏ hoàn toàn chiếc răng đó. Ngoài ra, cũng nên lưu ý tìm kiếm những địa chỉ điều trị tủy uy tín để tránh tình trạng tiền mất tật mang.
Tư vấn cùng bác sĩ