Xương ổ răng là gì? Mài xương ổ răng có hại không?

Hiện nay, có rất nhiều người tìm đến phương pháp mài xương ổ răng để sở hữu nụ cười tự tin và đẹp hơn. Vậy mài xương ổ răng là gì? Mài xương ổ răng có hại không? Mài xương ổ răng có ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng không? Hãy cùng tìm chi tiết hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân hô xương ổ răng do đâu?
Nguyên nhân hô xương ổ răng do đâu?

Xương ổ răng là gì?

Hiểu một cách đơn giản, xương ổ răng là phần ổ lót của các răng giúp tạo nên một bước thành vững chắc, định hình vị trí chân răng và ổn định răng trên cung hàm. Chức năng của xương ổ răng chính là neo giữ răng, hấp dẫn lực nhai và phân phối lực nhai.

Cấu tạo xương ổ răng gồm 2 thành phần chính: xương ổ chính danh và xương ổ nâng đổ. Đối với xương ổ chính danh sẽ gồm phiến cứng và xương bó, còn với xương ổ nâng đỡ gồm xương vỏ và xương xốp.

Cấu tạo xương ổ răng gồm xương ổ chính danh và xương ổ nâng đổ
Cấu tạo xương ổ răng gồm xương ổ chính danh và xương ổ nâng đổ

Tác hại của hô xương ổ răng

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng cười hở lợi như: Do xương ổ răng quá phát, thân răng ngắn hoặc có thể do lực kéo của cơ môi trên quá lớn. Mặc dù đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng tình trạng cười hở lợi vẫn cần được điều trị bởi làm ảnh hưởng:

  • Ảnh hưởng đến tướng số: Quan niệm của người Phương Đông cho rằng tình trạng cười hở lợi là kém duyên.
  • Ảnh hưởng thẩm mỹ: Theo các nhà nghiên cứu đánh giá về thẩm mỹ, một nụ cười đẹp là nụ cười có sự kết hợp cân đối giữa 3 yếu tố môi, răng và nướu. Khi cười phần lợi lộ ra nhiều sẽ phá vỡ sự cân bằng nói trên, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung của tổng thể gương mặt.
  • Ảnh hưởng đến sự tự tin: Theo phân tích tâm lý học, người bị hở lợi khi cười thường mất tự tin khi giao tiếp, nói cười vì nụ cười của mình. Dẫn đến việc ngại thể hiện bản thân ở ngoài xã hội.
  • Cản trở chức năng ăn nhai: Hô xương ổ răng gây ra tình trạng lệch khớp cắn. Khi hàm trên và dưới không chạm khít với nhau sẽ tạo ra độ hở nhất định của khớp cắn dẫn đến việc ăn nhai. Lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và cả phát âm. Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao những người bị hô thường nói ngọng hoặc nói nhịu.

Trường hợp nào cần mài xương ổ răng?

Mài xương ổ răng sẽ đem lại chon bạn nụ cười tự tin
Mài xương ổ răng sẽ đem lại chon bạn nụ cười tự tin

Mài xương ổ răng là kỹ thuật nha khoa được áp dụng để loại bỏ bớt xương hàm, làm độ dày của xương mỏng hơn nhằm phục vụ một số mục đích như:

Chữa răng hô vẩu

Một trong các nguyên nhân gây ra hô vẩu chính là do cấu trúc xương hàm phát triển quá mức và chìa ra phía ngoài. Với những trường hợp này thì niềng răng gần như không có tác dụng. Vì vậy, mài xương ổ răng để điều chỉnh độ dày của khung xương hàm, giúp cấu trúc răng hài hòa là giải pháp hữu hiệu được các bác sĩ nha khoa khuyên thực hiện hơn.

Tùy theo mức độ hô vẩu của từng người mà bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị xương ổ răng thích hợp như chỉnh viền hay chỉnh gồ xương răng.

Chữa cười hở lợi

Xương ổ răng phát triển quá dày khiến cho phần lợi bị đẩy trùm lên thân răng dẫn đến tình trạng cười hở lợi. Trong trường hợp này, áp dụng phương pháp mài xương ổ răng kết hợp cắt nướu sẽ mang lại hiệu quả tốt và nhanh.

Sau khi mài, xương ổ răng sẽ mỏng hơn, kết hợp với việc cắt nướu làm dài thân răng thì vấn đề cười hở lợi sẽ được khắc phục triệt để và tăng thẩm mỹ.

Cách điều trị hô xương ổ răng

Hiện nay có 2 phương pháp điều trị hô xương ổ răng được áp dụng phổ biến có thể kể đến như:

Phẫu thuật mài gồ xương kết hợp với niềng răng

Mài gồ xương kết hợp niềng răng
Mài gồ xương kết hợp niềng răng

Đây là phương pháp thực hiện mang lại hiệu quả. Lúc này bác sĩ sẽ thực hiện các phẫu thuật can thiệp đến cấu trúc xương ổ răng, áp dụng kỹ thuật mài gồ xương ổ răng để cân đối lại hàm. Cấu trúc xương hàm sẽ bị can thiệp ít nhiều, thay đổi và điều chỉnh khuyết điểm hô.

Sau khi xương ổ răng đã được gò mài, cân chỉnh phù hợp, kết hợp với quá trình niềng răng sẽ đem lại cho bạn hàm răng đều, đẹp và nụ cười tỏa sáng.

Niềng răng kết hợp neo chặn Minivis

Niềng răng kết hợp đặt Minivis
Niềng răng kết hợp đặt Minivis

Phương pháp này đem đến kết quả tương tự như phẫu thuật mài gồ xương kết hợp niềng răng nhưng độ an toàn cao hơn rất nhiều nên được bác sĩ khuyến khích chọn lựa.

Minivis là khí cụ hỗ trợ cho việc niềng răng chỉnh nha. Loại khí cụ này được cắm trực tiếp vào xương, kết hợp cùng với các mắc cài sẽ giúp kiểm soát lực dễ dàng và chính xác hơn.

Quá trình niềng răng kết hợp đặt Minivis giúp rút ngắn thời gian chỉ còn khoảng 1 – 2 năm tùy thuộc vào từng đối tượng và từng trường hợp. Minivis sẽ được đặt vào xương hàm sau khi gắn mắc cài từ 3 – 6 tháng, Sau đó cấy vào vị trí của răng số 5, 6.

Ngoài rút ngắn thời gian điều trị, Minivis được gắn vào xương hàm sẽ không gây ảnh hưởng gì đến niêm mạc, lợi hay nướu răng bên cạnh. Nên phương pháp niềng răng kết hợp Minivis hoàn toàn an toàn với cơ thể, hạn chế gây sang chấn, nhiễm trùng hay các biến chứng xảy ra do phẫu thuật.

Mài gồ xương ổ răng có gây hại tới sức khoẻ không?

“Mài xương ổ răng có hại không?” là câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhất. Theo các chuyên gia nha khoa đánh giá, kỹ thuật mài xương ổ răng an toàn, không làm hại quá nhiều đến sức khỏe của răng.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, các tác động có hại xảy ra sau khi mài xương ổ răng phần lớn là do trình độ, tay nghề của bác sĩ thực hiện. Với những bác sĩ tay nghề kém, ít kinh nghiệm, không được đào tạo bài bản thì vẫn có thể gây ra một số sai sót làm ảnh hưởng đến dây thần kinh hay mạch máu xung quanh.

Bởi vậy để quá trình xương ổ răng diễn ra an toàn, thuận lợi bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng cùng với đội ngũ bác sĩ có trình độ, chuyên môn cao và trang thiết bị, máy móc hiện đại.

Quy trình mài xương ổ răng tại nha khoa

Bước 1: Kiểm tra tổng quát

Kiểm tra tổng quát bằng cách quan sát bằng mắt thường để đánh giá về hiện tượng xương hàm. Sau đó, bác sĩ sẽ chụp X quang để thấy rõ hơn cấu trúc bên trong xương hàm và đánh giá chính xác mức độ sai lệch của khớp cắn. Qua đó, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị chính xác vị trí và lượng xương cần mài sao cho phù hợp.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng để tránh tình trạng nhiễm trùng trong lúc phẫu thuật. Sau đó bác sĩ sẽ thực hiện gây tê để bệnh nhân không đau đớn và giữ được bình tĩnh trong lúc bác sĩ tiến hành mài xương.

Bước 3: Thực hiện mài xương ổ răng

Đây là bước vô cùng quan trọng cho sự thành công của ca phẫu thuật mài xương ổ răng. Phần lợi trước tiên được tách ra khỏi xương, phần xương ổ răng được lộ ra, lúc này sẽ được máy mài chuyên dụng làm cho phần xương này mỏng đi theo đúng tỉ lệ mà bác sĩ đã tính toán từ trước.

Bước 4: Vệ sinh trước khi khâu nướu lại với nhau

Sau khi mài xong, bác sĩ sẽ làm vệ sinh trước khi khâu nướu lại với nhau. Bạn sẽ được cho thêm thuốc uống để giảm đau và nhanh lành vết thương. Kèm theo một số lời dặn dò hướng dẫn về cách ăn uống, vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi phẫu thuật. Sau đó đặt lịch hẹn tái khám để kiểm tra lại vết khâu có được lành tốt hay chưa.

Những thông tin về xương ổ răng trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng cũng như có cách khắc phục tốt nhất. Khi lựa chọn địa chỉ mài răng bạn nên tìm hiểu và chọn cho mình một nha khoa uy tín, bác sĩ tay nghề cao, có kinh nghiệm lâu năm cùng trang thiết bị hiện đại để được chẩn đoán và thực hiện mài xương một cách chính xác.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *