Thứ tự mọc răng của trẻ như thế nào và những điều cha mẹ cần biết

Thứ tự mọc răng của trẻ như thế nào và những điều cha mẹ cần biết

Cơ thể trẻ sẽ phát triển theo từng giai đoạn và trong đó không thể không kể đến việc trẻ mọc răng. Rất nhiều bậc phụ huynh còn đang chưa nắm được thứ tự mọc răng của trẻ như thế nào và những biểu hiện, những điều cha mẹ cần lưu ý khi con mọc răng. Bài viết này sẽ đem đến cho các bậc phụ huynh những thông tin chính xác nhất về quá trình trẻ mọc răng.

Cha mẹ cần nắm được thứ tự mọc răng của trẻ và biểu hiện khi mọc răng sữa
Cha mẹ cần nắm được thứ tự mọc răng của trẻ và biểu hiện khi mọc răng sữa

Thời gian trẻ bắt đầu mọc răng là gì?

Hiểu rõ thời gian trẻ bắt đầu mọc răng và thứ tự mọc răng của trẻ sẽ giúp cha mẹ chuẩn bị tốt hơn, đồng hành cùng con yêu vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng và thoải mái.

Tìm hiểu khoảng thời gian con mọc răng

Trước khi tiềm hiểu về thứ tự mọc răng của trẻ, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua về khoảng thời gian con mọc răng.

Quá trình trẻ mọc răng được biết là có thể bắt đầu từ 3 đến 12 tháng tuổi. Tuy nhiên đối với từng trẻ thì các mốc thời gian sẽ khác nhau và có sự chênh lệch. Tuy nhiên, theo nguyên tắc chung thì khi mà bé nhà bạn bắt đầu mọc răng, cứ sau 6 tháng thì sẽ có khoảng 4 chiếc răng được mọc lên. Những chiếc răng đầu tiên mọc lên trong khoang miệng của trẻ được gọi là răng sữa, những chiếc răng này cuối cùng sẽ được thay thế bằng răng trưởng thành vĩnh viễn khi trẻ từ 6 đến 12 tuổi.

Chiếc răng đầu tiên mọc trong khoang miệng của trẻ có thể là từ 4 đến 7 tháng tuổi, có thể chậm hơn hoặc thậm chí thời gian muộn nhất là từ 12 đến 14 tháng tuổi. Để con hoàn thiện đầy đủ các răng trên khuôn miệng thì sẽ có thể đến lúc trẻ 2 tuổi. Có những bé mọc răng rất muộn nhưng phụ huynh cũng không cần quá lo lắng khi mà đó có thể là do nguyên nhân di truyền hoặc là do cấu trúc răng khiến bé mọc răng chậm.

Cùng điểm qua khoảng thời gian con mọc răng
Cùng điểm qua khoảng thời gian con mọc răng

Điểm qua những dấu hiệu cho thấy con mọc răng sữa

Trẻ mọc răng sữa được xem là một trong các giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của một đứa trẻ. Tuy nhiên, mọc những chiếc răng sữa sẽ kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu đi kèm. Do đó, phụ huynh cũng nên lưu ý kỹ càng các thứ tự mọc răng sữa của trẻ, dấu hiệu cũng như triệu chứng mọc răng sữa để chăm sóc cho trẻ tốt hơn. Khi có những dấu hiệu sau đây, bạn có thể biết được răng đã đến lúc con mọc răng sữa:

Trẻ có dấu hiệu sốt

Đây được xem là một trong các dấu hiệu phổ biến nhất mà trẻ thường gặp phải khi bắt đầu quá trình mọc răng sữa. Hệ miễn dịch của trẻ thay đổi khi xuất hiện các chiếc răng sữa khiến thân nhiệt của bé tăng lên và vì thế, phụ huynh nên thường xuyên theo dõi thân nhiệt cho trẻ để tránh các rủi ro đáng tiếc.

Trẻ có thể bỏ bú

Sự đau nhức vùng lợi và vùng miệng sẽ gây ra cảm giác khó chịu và đau nhức cho trẻ. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bỏ bú hoặc khả năng bú kém hơn trước. Cha mẹ của bé có thể lưu ý đưa trẻ đến bác sĩ nếu trường hợp này có xu hướng kéo dài nhằm tránh ảnh hưởng đến khả năng dinh dưỡng của trẻ.

Trẻ bị chảy nhiều nước dãi

Chảy nước dãi cũng là một trong các triệu chứng phổ biến khi trẻ mọc răng khiến dây thần kinh của bé bị kích thích. Khi đó, trong khoảng thời gian mọc răng thì nước dãi của bé bị chảy ra ngoài khá nhiều do bé vẫn chưa hoàn thiện khả năng nuốt.

Trẻ bị nổi mẫn vùng miệng

Do việc chảy nước dãi thường xuyên trong quá trình mọc răng sữa đã khiến cho vùng miệng của trẻ dễ có xu hướng nổi mẩn. Do đó, nếu vùng miệng trẻ bị nổi mẫn thì bạn nên lưu ý đến dấu hiệu mọc răng sữa.

Trẻ có xu hướng hay nhai cắn

Trẻ mọc răng sẽ có xu hướng nhai cắn các vật mà bé có thể cầm nắm hoặc cắn cả người ẳm bồng bé. Thông thường mọc răng đã khiến nướu và hàm của trẻ bị ngứa nên khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Vì lẽ đó, trẻ thường có thói quen gặm nhắm để giảm thiểu độ ngứa.

Trẻ quấy khóc nhiều hơn thông thường

Việc một đứa trẻ khóc hay cáu kỉnh có thể liên quan đến nhiều lý do khác nhau như: đau bụng, đầy hơi; đau các bộ phận cơ thể hoặc thậm chí là mọc răng. Khi đó, việc mọc răng khiến nướu kích thích sẽ gây ngứa hoặc khiến trẻ bị đau. Đó cũng có thể được xem là lý do khiến trẻ quấy khóc.

Thông thường thì bạn có thể thấy các dấu hiệu mọc răng này sẽ thường xuất hiện trong khoảng 3 đến 5 ngày trước khi chiếc răng của bé nhú mọc và các hiện tượng này cũng sẽ tự hết sau 3 – 7 ngày.

Nhiều cha mẹ quan tâm đến thứ tự mọc răng của trẻ, tuy nhiên lịch mọc răng của trẻ sẽ khác nhau. Có những trường hợp một số bé 4,5 tháng đã mọc răng nhưng cũng sẽ có những trường hợp trẻ 1 tuổi mới bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Tuy nhiên, nếu như bé mọc răng trong 1 năm đầu đời, dù sớm hay muộn thì đây vần là dấu hiệu phát triển hoàn toàn bình thường của trẻ.

Những dấu hiệu cho thấy con mọc răng là gì?
Những dấu hiệu cho thấy con mọc răng là gì?

Tìm hiểu ngay về thứ tự mọc răng của trẻ

Để có thể nắm được quá trình phát triển sức khỏe răng miệng bình thường của trẻ thì cha mẹ cần quan tâm đến thứ tự mọc răng của trẻ. Thứ tự mọc răng đối với trẻ sẽ không quá chính xác cũng như giống nhau, nhưng nhìn chung nó sẽ nằm trong một khoảng thời gian gần như cố định và cha mẹ chỉ cần chú ý đến những điểm này là đã có thể biết được lịch mọc răng của con mình.

Thứ tự mọc răng sữa của trẻ

Giai đoạn mọc răng sữa là một quá trình quan trọng đánh dấu sự phát triển của trẻ. Việc hiểu rõ về các dấu hiệu như trên và thứ tự mọc răng của trẻ sẽ giúp cha mẹ chăm sóc con tốt hơn và giảm bớt lo lắng khi trẻ gặp các vấn đề về răng miệng.

  • Giai đoạn từ 4 – 7 tháng tuổi: Đây là giai đoạn mà bạn có thể phát hiện ra được những chiếc răng mới nhú của trẻ. Tuy nhiên sẽ có thể xuất hiện muộn hơn cho nên cha mẹ cũng không cần quá lo lắng. Thường thì răng cửa hàm dưới của trẻ sẽ mọc trước và đây được gọi là răng cửa trung tâm.
  • Giai đoạn 8 – 10 tháng là khi trẻ đã hoàn tất mọc 2 chiếc răng cửa hàm dưới và bắt đầu mọc răng cửa hàm trên.
  • Giai đoạn 13 – 19 tháng tuổi thì sẽ mọc chiếc răng hàm đầu tiên và nó thường sẽ mọc ở hàm trên của trẻ trước.
  • Giai đoạn 16 – 23 tháng tuổi thì cha mẹ sẽ thấy những chiếc răng nanh đầu tiên xuất hiện trên hàm của trẻ.
  • Khi trẻ bước vào giai đoạn 23 – 33 tháng thì trẻ sẽ có đủ 20 chiếc răng trên cung hàm. Lúc này, trẻ sẽ thực hiện được chức năng ăn nhai bình thường, tuy nhiên sau đó, trẻ sẽ bước vào giai đoạn thay răng và những chiếc răng sữa sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn.
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ

Thứ tự mọc răng của trẻ khi thay răng

Trình tự mọc răng của bé đã được chúng tôi giới thiệu chi tiết ngay trong phần trên của bài viết này. Tuy nhiên, bạn đã nắm được thứ tự mọc răng của trẻ khi bước vào giai đoạn thay răng hay chưa? Tiếp theo đây sẽ là quá trình thay thế răng sữa bằng răng vĩnh viễn của bé:

  • Từ 6 – 12 tuổi trẻ sẽ bị mất răng sữa dần dần và nó được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Thường thì răng sữa sẽ rụng theo thứ tự mà nó mọc ban đầu, nếu như con bạn mọc răng sữa muộn hơn những bé cùng trang lứa thì cũng sẽ thay răng trễ hơn. Sau khi thay răng cửa thì trẻ sẽ thay những chiếc răng lân cận, răng hàm và răng nanh sẽ được thay muộn nhất nhưng chúng cũng sẽ được thay từ 9 – 12 tuổi.
  • Răng vĩnh viễn của bé sẽ được hoàn thành quá trình mọc vào 13 tuổi và trẻ sẽ có khoảng 28 chiếc răng vĩnh viễn ở giai đoạn này, 4 chiếc răng khôn còn lại sẽ mọc từ 17 – 25 tuổi.

Trên đây là toàn bộ thứ tự mọc răng của trẻ từ giai đoạn mọc răng sữa cho đến giai đoạn thay răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn, các bậc phụ huynh cũng cần phải có được cho mình những điểm cần lưu ý để có thể giúp con có được quá trình mọc răng và thay răng tốt nhất, đặc biệt là ở những đứa trẻ mới mọc răng.

Con sẽ quấy khóc rất nhiều khi mọc răng cho nên cha mẹ cần lưu ý
Con sẽ quấy khóc rất nhiều khi mọc răng cho nên cha mẹ cần lưu ý

Cần chăm sóc trẻ mọc răng như thế nào để hiệu quả?

Ở những trẻ mới mọc răng bình thường theo thứ tự mọc răng của trẻ thì kể từ khi những chiếc răng sữa mới nhú lên khỏi nướu thì cha mẹ cần chú ý sử dụng khăn mềm sạch nhúng nước ấm, vắt khô và lau bề mặt răng sữa của bé. Đặc biệt mẹ không cho trẻ uống sữa hoặc là uống nước trái cây khi bé ngủ vì như vậy sẽ làm tổn thương đến men răng sữa của bé cũng như có nguy cơ dẫn đến các bệnh về răng miệng của trẻ nhỏ. Sau khi trẻ ăn xong thì mẹ có thể đút một ít nước cho trẻ để vệ sinh răng miệng đơn giản.

Như đã nói ở trên, trẻ khi mới mọc răng sẽ bị sốt hoặc khó ăn, khó ở nhưng cha mẹ không cần phải quá lo lắng vì đây là phản ứng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, hãy hạn chế để trẻ cho tay vào miệng hoặc nếu như trẻ sốt quá cao, trên 38 độ thì cha mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến các nha khoa uy tín như NHA KHOA ASIA để được thăm khám và chữa trị nếu như có bất cứ vấn đề nào nguy hiểm.

Khi trẻ đã có nhiều răng thì cha mẹ hãy dạy con cách vệ sinh răng miệng để trẻ có thể tự chủ động chăm sóc răng miệng của mình. Cha mẹ hãy đưa con đến nha khoa định kỳ để kiểm tra tình trạng răng miệng dù cho là răng sữa hay răng trưởng thành. Bác sĩ tại các nha khoa uy tín sẽ giúp chẩn đoán và chăm sóc tình trạng răng miệng của con một cách tốt nhất.

Cha mẹ cần thường xuyên đưa con đến NHA KHOA ASIA để được thăm khám
Cha mẹ cần thường xuyên đưa con đến NHA KHOA ASIA để được thăm khám

Bí quyết giúp bé mọc răng không đau

Mọc răng có thể gây đau và khó chịu cho bé đặc biệt là khi không theo thứ tự mọc răng của trẻ. Dưới đây là một số bí quyết giúp giảm đau và làm cho quá trình mọc răng của bé dễ chịu hơn:

  • Xoa dịu nướu răng: Massage nhẹ nhàng nướu của bé bằng ngón tay sạch hoặc sử dụng ống silicon mát-xa nướu. Áp lực nhẹ và xoa tròn sẽ giúp giảm sưng và đau nướu.
  • Vệ sinh răng miệng sạch: Đảm bảo vệ sinh răng miệng của bé hàng ngày. Sử dụng một bàn chải răng mềm và chất chà răng không chứa fluoride (phù hợp cho trẻ dưới 2 tuổi). Chải răng nhẹ nhàng hai lần mỗi ngày, sáng và tối trước khi đi ngủ. Điều này giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trong miệng, giảm nguy cơ viêm nhiễm nướu.
  • Đồ chơi của bé phải được khử trùng: Trước khi cho bé chơi đồ chơi, hãy đảm bảo rằng chúng đã được khử trùng. Sử dụng nước sôi hoặc dung dịch khử trùng an toàn để làm sạch đồ chơi và đảm bảo sự an toàn cho bé.
  • Mát-xa nướu bằng đồ chơi giảm đau: Cung cấp cho bé các đồ chơi giảm đau được thiết kế đặc biệt để bé có thể cắn và ngậm. Những đồ chơi này thường có bề mặt mềm và mát, giúp giảm đau và khó chịu trong quá trình mọc răng.
  • Sử dụng các sản phẩm giảm đau tự nhiên: Có thể sử dụng các sản phẩm giảm đau tự nhiên như gel nước hoa quả lạnh hoặc các loại thuốc tại chỗ không chứa chất gây tê. Hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trẻ em trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào cho bé.
  • Cung cấp đồ ăn mềm: Khi bé mọc răng, nướu của bé có thể nhạy cảm và đau. Hãy cung cấp cho bé các loại thức ăn mềm và dễ nhai như bột, cháo, nước ép hoặc thức uống không chứa đường.

Kết luận

Thứ tự mọc răng của trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý đã được chúng tôi nêu ra trong bài viết này. Dựa vào đó, bạn sẽ nắm được các giai đoạn con mọc răng và có được phương án chăm sóc tốt nhất cho con. Bạn có thể đưa con đến NHA KHOA ASIA để được các bác sĩ ở đây thăm khám và tư vấn phương án chăm sóc răng miệng cho trẻ hiệu quả nhất.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *