Mọc mụn ở lợi chân răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

Mọc mụn ở lợi chân răng là tình trạng gây nên từ việc không chăm sóc, vệ sinh răng miệng thường xuyên, sử dụng quá nhiều chất kích thích, ăn uống không hợp lý tạo điều kiện thích hợp cho vi khuẩn tấn công. Nếu không được phát hiện kịp thời sẽ để lại những hậu quả, biến chứng khôn lường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng về lâu dài.

Mọc mụn ở lợi chân răng là bệnh gì?

Mọc mụn ở lợi chân răng là biểu hiện của các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Theo các chuyên gia nha khoa, khi bạn trải qua tình trạng này, có thể bạn đang phải đối mặt với những vấn đề sau:

Áp xe chân răng

Khi gặp tình trạng áp xe chân răng, khu vực nướu bên dưới chân răng thường sẽ bị sưng và viêm, đi kèm với hiện tượng mủ. Nguyên nhân thường xuất phát từ những biến chứng của các bệnh như viêm tủy răng hay viêm nội tiết nếu không được điều trị kịp thời.

Bên cạnh tình trạng mọc mụn ở lợi chân răng, áp xe chân răng còn đi kèm với các triệu chứng như:

  • Răng đau nhức dữ dội, có thể lan ra xương hàm, vùng cổ, tai, …
  • Vùng mặt và má bị sưng, trong một số trường hợp có thể xuất hiện sưng hạch bạch huyết ở cổ.
  • Đau khi ăn nhai và cảm giác nhạy cảm với nhiệt độ thức ăn.
  • Hơi thở có mùi khó chịu.
  • Một số người có thể phát triển triệu chứng sốt nhẹ.

Viêm nướu răng

Tình trạng mọc mụn ở lợi chân răng cũng có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm nướu răng. Ngoài việc mọc mụn, các dấu hiệu khác của viêm nướu răng còn gồm:

  • Màu sắc của nướu thay đổi sang đỏ thẫm hoặc tím thẫm.
  • Nướu bị sưng, có thể cảm nhận đau khi ấn vào, và có thể có sự xuất hiện của mủ.
  • Nướu trở nên nhạy cảm hơn, dễ chảy máu, đặc biệt khi đánh răng hoặc ăn uống.
Tại sao bị mọc mụn ở lợi
Tại sao bị mọc mụn ở lợi

Nguyên nhân mọc mụn ở lợi chân răng

Nguyên nhân gây mọc mụn ở lợi chân răng có thể được phân tích qua những yếu tố sau:

Chế độ ăn uống không khoa học

Thường xuyên tiêu thụ các món ăn cay, nóng, và dầu mỡ có thể tạo ra mất cân bằng giữa các chất trong cơ thể, góp phần tạo điều kiện cho việc phát triển mụn ở nướu.

Vệ sinh răng miệng kém

Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ, vì cácc bé còn nhỏ chưa quan tâm nhiều đến việc chăm sóc răng miệng. Cha mẹ thường chiều theo ý trẻ, cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo ngọt chưa nhiều đường nhưng không nhắc nhở trẻ vệ sinh răng miệng sau khi ăn thì việc xuất hiện tình trạng này là điều không thể tránh khỏi

Bị lây nhiễm khi đi thăm khám tại các phòng khám kém chất lượng

Một số người thường không đủ điều kiện để thăm khám súc khỏe răng miệng định kì tại các nha khoa uy tín, chất lượng thường lựa chọn những nha khoa có giá rẻ, những phòng khám không có đầy đủ cơ sở vật chất, điều kiện vệ sinh không đảm bảo sẽ dẫn đến việc lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân với nhau.

Do thay đổi nội tiết tố của cơ thể

Tình trạng này thường xảy ra đổi phụ nữ ở các giai đoạn mang thai, hay đến kì kinh nguyệt. Điều này là mất cân bằng nội tiết tố, thay đổi lượng hormone dẫn đến estrogen cao hơn bình thường dẫn đến việc nổi mụn ở nướu

Do mọc răng khôn

Khi mọc răng khôn, khu vực lợi quanh vùng răng mọc sẽ chịu nhiều áp lực, khiến cho phần lợi nhạy cảm, thuận lợi cho vi khuẩn thâm nhập gây viên nhiễm và mọc mụn ở lợi chân răng

Do các bệnh lý về răng

Ngoài các dấu hiệu trên, còn một số các dấu hiệu khác như ung thư vòm miệng, viêm loét tổ chức xương, các bệnh về lợi, nướu răng và do các tác dụng phụ của thuốc, các chấn thương ảnh hưởng đến răng cũng có thể gây nên tình trạng này.

Dấu hiệu nhận biết mọc mụn ở lợi chân răng
Dấu hiệu nhận biết mọc mụn ở lợi chân răng

Một số dấu hiệu nhận biết nổi mụn ở lợi chân răng

Nhận biết dấu hiệu của tình trạng mọc mụn ở lợi chân răng có thể được thực hiện chi tiết như sau:

  1. Quan sát bằng mắt thường: Tình trạng mọc mụn ở lợi chân răng thường dễ dàng nhận biết bằng cách quan sát trực tiếp bằng mắt thường.
  2. Cảm giác đau, nhức, sưng và kích ứng: Người bị mọc mụn ở lợi chân răng thường trải qua những cảm giác đau nhức, sưng và tình trạng kích ứng ở vùng xung quanh lợi chân răng.
  3. Vùng tổn thương chảy máu dễ dàng khi cọ xát: Khi vùng lợi chân răng bị tổn thương, nó thường có khả năng chảy máu dễ dàng khi tiếp xúc với áp lực cọ xát.
  4. Tình trạng viêm nhiễm gây mùi khó chịu: Tình trạng mọc mụn ở lợi chân răng có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, dẫn đến mùi hôi không thoải mái.
  5. Ảnh hưởng đến sinh hoạt ăn uống: Tình trạng này có thể gây khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày, do người mắc bệnh có thể gặp khó khăn khi ăn uống do cảm giác đau nhức ở vùng lợi chân răng.
Nguy hiểm do mụn mọc lợi chân răng
Nguy hiểm do mụn mọc lợi chân răng

Mụn mọc ở lợi chân răng có nguy hiểm không?

Tác động của mụn mọc ở lợi chân răng có thể gây ra những hệ quả không mong muốn, như sau:

Áp se chân răng

Khi xảy ra tình trạng này, khu vực lợi răng của bạn sẽ bị đau, sưng và có mủ. Tình trạng này thường do biến chứng của bệnh viêm tủy răng nhưng không được điều trị kịp thời

Ngoài ra, các bạn có thể gặp một số triệu chứng khác như:

  • Răng bị đau nhức dữ dội lan ra các vùng khác quanh khu vực bị đau
  • Bị đau khi ăn, nhai
  • Răng nhạy cảm với nhiệt độ nóng, lạnh
  • Có mùi hôi khó chịu
  • Một số trường hợp có thể bị sốt nhẹ

Viêm nướu răng

Vùng nướu ở khu vực bị viêm nhiễm có các dấu hiệu như:

  • Nướu có màu đỏ hoặc tím sẫm
  • Bị sưng phồng, chạm vào có cảm giác đau kèm theo mủ chảy ra
  • Khu vực bị tổn thương trở nên nhạy cảm hơn, chạy máu khi đánh răng, ăn uống.

Ung thư miệng

Tình trạng mọc mụn ở lợi, nướu xảy ra thường xuyên, không có dấu hiệu thuyên giảm nếu không nhanh chóng đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và xử lý kịp thời sẽ có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng bị ung thư miệng.

Nhiễm trùng máu

Vùng miệng là nơi có rất nhiều mạch máu và dây thần kinh, khi bị mọc mụn là cơ hội, điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào trong các mạch máu gây nên tình tràng nhiễm trùng máu.

Một số biện pháp hạn chế mọc mụn ở lợi
Một số biện pháp hạn chế mọc mụn ở lợi

Phải làm gì khi mụn mọc ở lợi chân răng?

Để giải quyết tình trạng mọc mụn ở lợi chân răng, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

Thay đổi chế độ ăn uống

Hạn chế việc tiêu thụ các món ăn và đồ uống gây tác động tiêu cực đến răng miệng, như đường, bia rượu, thuốc lá, v.v. Điều này giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến răng miệng.

Thường xuyên vệ sinh răng miệng

Nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối. Việc làm này giúp duy trì sạch sẽ cho răng miệng và kết hợp với việc sử dụng nước súc miệng sẽ giúp loại bỏ các mảng thức ăn, ngăn ngừa sự hình thành sâu răng và các vấn đề khác liên quan đến miệng.

Sử dụng nước muối sinh lý

Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý 2 lần mỗi ngày có thể giúp răng chắc khỏe và hạn chế sự phát triển vi khuẩn trong miệng.

Thăm khám sức khỏe răng miệng định kì

Nên thường xuyên đến các nha khoa uy tín để kiểm tra tình trạng răng miệng, phát hiện sớm các vấn đề mà bạn đang phải đối mặt và có hướng điều trị, xử lý kịp thời. Điều này giúp duy trì sức khỏe răng miệng tốt và ngăn ngừa các tình trạng xấu hơn.

Nhớ rằng việc duy trì vệ sinh răng miệng hàng ngày và thăm khám định kỳ là quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa các vấn đề có thể phát triển thành nghiêm trọng hơn.

Thường xuyên chăm sóc và vệ sinh răng miệng
Thường xuyên chăm sóc và vệ sinh răng miệng

Kết Luận

Chúng tôi hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức, hiểu rõ hơn về sức khỏe răng miệng và có những tác động kịp thời để có thể bảo vệ sức khỏe bản thân và của những người thân yêu xung quanh mình. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe.

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *