Những cơn đau nhức khi mọc răng khôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Nếu bạn đang trong tình trạng này hãy cùng Nha khoa Asia tham khảo các cách giảm đau răng khôn hiệu quả tại nhà dưới đây nhé.
Một số trường hợp đau răng khôn thường gặp
Mọc răng khôn với nhiều người là cơn ác mộng bởi cơn đau này gây ra sự khó chịu vô cùng. Vậy nguyên nhân do đâu? Dưới đây là một số trường hợp đau răng khôn mà có thể bạn chưa biết.
Đau răng khôn khi mới mọc
Răng khôn trong quá trình mọc đâm xuyên qua nướu, do đó mà người mọc răng khôn thường sẽ đau dữ dội. Răng khôn là răng hàm trong cùng, do diện tích hàm răng thường không đủ chỗ cho răng khôn mọc bình thường nên răng này có xu hướng xô lấn, chèn ép vào các răng bên cạnh. Chính vì vậy mà đau răng khôn thường nghiêm trọng hơn nhiều so với khi mọc các răng khác. Tình trạng này kéo dài thời gian khiến người bệnh không thể ngủ hay ăn uống được.
Đau răng khôn có thể giảm đau bằng thuốc hoặc phương pháp chăm sóc, tuy nhiên chỉ khi răng khôn mọc hoàn toàn thì lúc này cơn đau mới chấm dứt.
Đau răng khôn bị sâu
Răng khôn mọc trong cùng của hàm, không đối xứng với răng đối diện dẫn đến việc vệ sinh gặp khó khăn, sâu răng cũng là một trong những tình trạng thường gặp. Ngoài ra, sâu răng khôn có thể xuất phát từ nguyên nhân như: vệ sinh răng miệng kém, ăn thức ăn, nước uống quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ăn cứng làm răng bị nứt, mẻ,…
Răng khôn sâu gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến răng cối hoặc các răng xung quanh, đặc biệt với những tình trạng nặng sẽ gây mất răng. Vì vậy, nếu bị sâu răng khôn, bạn cần đến nha sĩ kiểm tra và điều trị.
Dấu hiệu nhận biết đau răng khôn do sâu răng như sau:
- Trên răng khôn thường xuất hiện những lỗ sâu có kích thước nhỏ, lớn, màu nâu, đen hoặc ố vàng.
- Răng khôn đau nhức khó chịu, cơn đau tăng khi ăn phải những đồ ăn quá nóng, quá lạnh hoặc thức ăn ngọt.
Thời gian đau khi mọc răng khôn bao lâu thì hết?
Thông thường, cơn đau do răng khôn mọc kéo dài khoảng 1-2 tuần. Tuy nhiên, mỗi người có thể có thời gian đau khác nhau, dao động từ vài ngày đến vài tháng. Trong giai đoạn này, bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà. Nếu đau kéo dài hoặc dữ dội, hãy đến nha sĩ để được tư vấn phương án điều trị phù hợp.
>>>Xem thêm: Mọc răng khôn đau mấy ngày? Cách giảm đau nhanh và hiệu quả
12 Cách giảm đau khi mọc răng khôn đơn giản tại nhà
Những lúc như vậy, bạn nên tìm cách trị đau răng khôn ngay tại nhà thì mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.
1. Chăm sóc răng miệng kỹ càng
Đau răng khôn thường đi cùng với viêm nướu với các mô mềm xung quanh, do đó việc vệ sinh răng miệng sạch hàng ngày là điều vô cùng quan trọng. Theo các chuyên gia, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần trong ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn cần sử dụng thêm nước súc miệng sát khuẩn và chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn còn thừa ở kẽ răng.
2. Sử dụng đá lạnh để chườm
Sử dụng nước đá để chườm là một trong những cách giảm đau răng khôn hiệu quả. Chườm đá lạnh giúp giảm đau, giảm sưng hiệu quả, đặc biệt khi mọc răng khôn hoặc sưng đau do mọc lệch, sâu răng. Bạn có thể áp dụng cách giảm đau răng khôn này ngay tại nhà bằng cách như sau:
- Cho 2 – 3 viên đá nhỏ vào trong khăn mềm.
- Chườm khăn chứa đá lạnh lên vùng má ở gần vị trí mọc răng khôn khoảng 2 – 5 phút.
- Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày, điều này sẽ giúp cơn đau nhức và sưng.
3. Dùng gel gây tê: Cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nhiều người thắc mắc rằng khi răng khôn bị đau nên làm gì. Bạn có biết cách giảm đau răng khôn tốt nhất là sử dụng gel gây tê miệng có thể giúp giảm cảm giác đau đớn ở nướu.
Bạn có thể tìm loại gel này được bày bán ở nhiều cửa hàng thuốc tư nhân và bạn có thể mua mà không cần kê đơn thuốc của bác sĩ. Các loại gel này chứa một loại thành phần hoạt tính có tên benzocaine giúp gây tê khu vực sử dụng thuốc.
4. Uống thuốc Ibuprofen: Cách giảm đau răng khôn đơn giản
Đối với những trường hợp đau nặng thì việc sử dụng thuốc Ibuprofen là điều mà bạn cần nên cân nhắc. Đây là loại thuốc này có tác dụng kháng viêm, giảm đau có thể tìm thấy tại các nhà thuốc trên toàn quốc mà không cần kê đơn của bác sĩ.
Nếu bạn sử dụng loại thuốc này theo liều lượng hợp lý như hướng dẫn của nhà sản xuất, Ibuprofen có thể giúp xóa bỏ cảm giác khó chịu, giảm viêm nhiễm tại vùng nướu chịu ảnh hưởng từ sự phát triển của răng khôn.
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc Ibuprofen hoặc các loại thuốc chống viêm không chứa steroid khác cũng sẽ giúp kiểm soát cơn đau một cách hiệu quả cho đến khi bạn đến bệnh viện điều trị.
>>>Tham khảo: Đau răng khôn uống thuốc gì để giảm đau nhanh chóng nhất
5. Cách giảm đau răng khôn bằng cách súc miệng nước muối
Cách giảm đau răng khôn với nước muối vô cùng đơn giản nhưng có thật sự hiệu quả? Theo như một nghiên cứu thực hiện năm 2010 đã chỉ ra rằng việc súc miệng bằng nước muối có khả năng giúp giảm thiểu vi khuẩn, đôi khi còn giúp giảm cơn đau xung quanh nướu của răng khôn hình thành do sự tích tự vi khuẩn ở vị trí này.
Chính vì vậy, sử dụng nước muối sẽ giúp giảm thiểu lượng vi khuẩn, nhiễm trùng và xua tan sự khó chịu. Để làm nước muối, bạn hãy pha một thìa cà phê muối vào một ly nước (250ml) đun sôi rồi để nguội bớt, sau đó bạn sử dụng nước này để súc miệng. Sau khi súc miệng xong, bạn hãy nhổ ra nhé.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách pha nước muối súc miệng tại nhà, an toàn
6. Nhai hành tây – cách giảm đau răng khôn
Bạn có thể giảm đau răng khôn bằng cách nhai hành tây để giảm cơn đau. Một nghiên cứu cho biết trong hành tây có chứa chất kháng viêm và các thành phần kháng khuẩn. Việc sử dụng hành tây bạn sẽ nhận được một số lợi ích trong việc giảm sưng và chống nhiễm khuẩn.
Bạn có thể sử dụng hành tây để giúp giảm đau đơn giản tại nhà bằng cách:
- Cắt hành thành từng miếng nhỏ.
- Nhai hành tây ở phía răng khôn đang bị đau.
- Nhai cho đến khi cơn đau được giảm bớt rồi nhả bỏ xác hành.
7. Giảm đau bằng lá bạc hà
Lá bạc hà tươi chứa thành phần Menthol, có tác dụng gây tê nhẹ và kháng viêm trên niêm mạc miệng. Để sử dụng lá bạc hà giảm đau răng khôn, bạn cho khoảng 5-6 lá bạc hà vào một cốc nước sôi, đậy nắp và để 5-10 phút cho tinh dầu ra. Đợi nước nguội tới nhiệt độ vừa phải rồi dùng để súc miệng. Lặp lại việc súc miệng bằng nước bạc hà này 2-3 lần mỗi ngày để giảm triệu chứng khó chịu do răng khôn gây ra.
8. Đặt túi trà vào chỗ đau là cách giảm đau răng khôn đơn giản
Theo nghiên cứu, chất tanin chứa trong các túi trà có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm. Điều này có nghĩa rằng việc bạn sử dụng túi trà có thể giúp giảm sưng và chống nhiễm khuẩn.
Để sử dụng túi trà, sau khi pha trà, bạn đặt tách trà vào tủ lạnh cùng với túi trà rồi khi trà đã lạnh bạn hãy lấy túi trà ra và đặt vào phần bị đau bên trong miệng.
9. Dùng thảo dược đinh hương
Thảo dược đinh hương này được sử dụng như một loại thuốc giảm đau tại chỗ có tác dụng gây tê tạm thời. Với loại thảo dược này, bạn có thể sử dụng tinh dầu được chiết xuất từ chồi hoa đinh hương nhỏ giọt vào bông gòn y tế hoặc sử dụng nguyên chồi hoa đặt vào vị trí răng đau và ngậm để tiết tinh dầu. Ngậm nguyên bông gòn thấm tinh dầu hoặc nguyên chồi hoa đinh hương cho đến khi cơn đau thuyên giảm thì bạn hãy nhổ đi.
10. Sử dụng nghệ giảm đau răng khôn
Bột nghệ vàng có chứa hợp chất Curcumin, chất vàng có tác dụng kháng viêm và giảm đau mạnh mẽ. Để dùng nghệ chữa đau răng khôn, bạn trộn khoảng 1/2 thìa cà phê bột nghệ với một chút nước cho đến khi tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Dùng tăm bông hoặc ngón tay sạch thoa hỗn hợp nghệ này lên vùng nướu xung quanh răng khôn. Để yên khoảng 10 phút cho bột nghệ phát huy tác dụng rồi súc miệng sạch lại bằng nước ấm. Thực hiện công thức này 2 lần mỗi ngày, bạn sẽ thấy tình trạng đau nhức giảm đi rõ rệt.
11. Giảm đau do răng khôn bằng tỏi và gừng
Cả tỏi và gừng đều nổi tiếng với đặc tính sát trùng, kháng viêm tự nhiên. Để sử dụng, bạn ép lấy nước gừng và tỏi theo tỷ lệ 1:1, khuấy đều cùng một chút muối. Thấm dung dịch này vào miếng bông gòn và chấm trực tiếp lên vị trí răng khôn đang đau. Tinh dầu từ tỏi và gừng sẽ làm sạch vi khuẩn gây viêm, đồng thời giúp bạn giảm đau nhanh chóng. Lặp lại cách này 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
12. Chanh tươi
Bên cạnh những cách giảm đau răng khôn trên thì bạn có thể sử dụng chanh tươi để giảm đau răng đây cũng là phương pháp hữu hiệu. Trong chanh có chứa hàm lượng lớn Vitamin C và axit nên kháng khuẩn rất cao.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn đem chanh rửa sạch rồi vắt lấy nước cốt, nên sử dụng bông y tế thấm nước cốt chanh và bôi vào vị trí đau răng. Sau đó bạn chờ khoảng 2 phút rồi hãy súc miệng lại bằng nước sạch. Thực hiện cách giảm đau răng khôn này khoảng 1-2 lần/ngày.
Như vậy, những cách giảm đau răng khôn đã giúp bạn đưa ra cách thực hiện tốt nhất. Nếu bạn đang gặp tình trạng đau nhức nặng hãy đến nha khoa khám ngay nhé để được điều trị kịp thời.
>>>Tham khảo: