Kiến thức nha khoa

Trám Răng uy tín TP Thủ Đức (Quận 2, Quận 9, Thủ Đức)

  • Chủ nhật, Ngày 27/06/2021
  • Trám răng được xem là một trong các phương pháp thẩm mỹ phổ biến trong việc khôi phục các khiếm khuyết như vỡ, mẻ, sâu răng hay thưa kẽ. Dù là phương pháp nha khoa đơn giản và không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật phức tạp, trám răng lại có thể đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời với giá thành rẻ hơn nhiều so với bọc sứ thẩm mỹ

    trám răng

    Trám răng là gì? Nên trám răng trong những trường hợp nào?

    Trám răng được xem là một trong các phương pháp có lịch sử lâu đời trong nha khoa, sử dụng các vật liệu trám như composite, amalgam, sứ,... cùng với kỹ thuật hàn để điều trị các khiếm khuyết. Phương pháp này không những có thể áp dụng khi điều trị các bệnh lý hư sâu răng mà còn có vai trò khôi phục thẩm mỹ như vỡ mẻ hay thưa kẽ.

    tram-rang-tham-my

    Do đó nên áp dụng phương pháp trám răng cho các trường hợp sau:

    Trám răng khi răng bị sâu

    Sâu răng là tình trạng sự hủy khoáng các thành phần vô cơ và hữu cơ của mô cứng gây ra sự nhiễm khuẩn cho các tổ chức canxi hóa. Thông  thường, sâu răng sẽ có giai đoạn tiến triển nhất định, trước khi xâm lấn vào tủy gây đau nhức và hoại tử tủy, bệnh nhân nên lưu ý có phương pháp điều trị kịp thời để tránh tình trạng phải Nhổ bỏ hoàn toàn chiếc răng. Khi đó, TRÁM RĂNG là phương pháp thích hợp nhất khi răng sâu trong giai đoạn mới chỉ tổn thương men răng, tạo xoang.

    Trám răng khi răng mẻ vỡ

    Mẻ vỡ do tai nạn, khi ăn nhai,... nên được xử lý ngay khi xảy ra. Nếu kéo dài tình trạng trên, điều trước tiên là chúng sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, về lâu dài chúng sẽ gây hại đến cấu trúc răng. Khi đó, trám răng sẽ giúp bạn khôi phục hoàn hảo khiếm khuyết đó một cách hoàn hảo nhất. 

    Trám răng khi răng bị thưa

    Khi nhắc đến răng thưa, người ta sẽ nghĩ dến phương pháp bọc sứ thẩm mỹ hay niềng răng - chỉnh nha. Tuy nhiên, nếu tình trạng răng của bạn không quá thưa, khoảng cách thưa không quá 2mm thì trám răng sẽ được áp dụng. Bạn có thể đến nha khoa nhờ bác sĩ kiểm tra tình trạng thưa và chọn ra phương pháp phù hợp nhất.

    Trám răng khi có dấu hiệu nhạy cảm, ê buốt

    Răng lâu ngày do các thói quen nghiến răng hoặc chải răng không đúng cách sẽ có dấu hiệu gây mòn men. Từ đó, răng có dấu hiệu nhạy cảm, ê buốt khi sử dụng các thực phẩm có nhiệt. Khi đó, bạn nên đến nha khoa thăm khám và thực hiện dịch vụ trám răng để phục hồi.

    Trám lại các miếng trám cũ 

    Nếu các miếng trám cũ đã có dấu hiệu mòn, vỡ hay bong tróc, hoặc có tình trạng đổi màu thì bạn có thể đến ngay nha khoa để trám lại các miếng trám đó. Do đó, bạn có thể đến nha khoa để các nha sĩ trám lại miếng trám cũ.

    Các vật liệu trám phổ biến nhất hiện nay

    Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì vật liệu trám răng đã có sự đa dạng như sau:

    • Trám răng Composite

    Đây là một trong những vật liệu trám răng phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Composite là vật liệu có tính thẩm mỹ ưu việt, màu sắc gần như răng thật và có thể áp dụng cho cả các răng tiền hàm như răng cửa. 

    tram-rang-tham-my

    Ưu điểm của miếng trám Composite:

    • Tối ưu hóa thẩm mỹ
    • Hạn chế xâm lấn cấu trúc răng
    • Khắc phục khiếm khuyết sâu răng, vỡ mẻ, thưa kẽ hoàn hảo
    • Vật liệu an toàn với sức khỏe của người sử dụng
    • Trám răng Amalgam

    Vật liệu Amalgam đã được sử dụng từ rất lâu và thường dưới dạng miếng trám màu xám hoặc bạc, thường chỉ áp dụng cho các răng hàm. Amalgam được ưa chuộng vì khả năng bền chắc, phù hợp với chức năng ăn nhai. 

    tram-rang-tham-my

    Ưu điểm của miếng trám Amalgam:

    • Độ bền tối ưu, thích hợp phục hình răng hàm nhai
    • Đặc tính sinh học bền bỉ
    • Giá thành khá hợp lý
    • Trám răng Inlay/Onlay

    Đây là loại phục hình khá được nhiều người ưa chuộng vì có thể áp dụng cho 2 hoặc nhiều bề mặt răng, giữa kẽ hở giữa miếng trám và mô răng. Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm để hình thành miếng trám cá nhân hóa theo răng của từng người.

    tram-rang-tham-my

    Ưu điểm của miếng trám Inlay/ Onlay:

    • Thẩm mỹ cao, màu sắc giống với răng thật
    • Độ bền tốt, có thể kéo dài đến 10 năm
    • Phục hình hiệu quả các răng hàm nhai, đảm bảo ăn nhai
    • Dễ dàng vệ sinh do chế tác cá nhân hóa
    • Trám răng bằng vàng

    Vật liệu sử dụng cho loại trám này thường là vàng hoặc một số kim loại quý khác như bạc có thể tăng tính thẩm mỹ và độ bền cứng cho miếng trám.

    trám răng vàng

    Ưu điểm của miếng trám vàng:

    • Đem lại sự cá tính cho những người chuộng vàng
    • Độ bền chắc đảm bảo cho các răng hàm nhai
    • Tốc độ mài mòn chậm hơn so với các vật liệu khác

    Mỗi một vật liệu trám răng đều có những đặc tính sinh học và tính chất riêng của mình, do đó, trước khi lựa chọn thì bạn có thể tham vấn ý kiến của các bác sĩ để có được sự phù hợp nhất.

    Trám răng và các câu hỏi thường gặp

    trám răng có đau không

    Trám răng có đau hay không?

    Nhiều người thường lầm tưởng là trám răng sẽ giống như các phương pháp nha khoa khác, sẽ đau nhức và ê buốt. Thực chất, trám răng chỉ là phương pháp phục hình đơn giản, sử dụng kỹ thuật để đắp miếng trám vào các vị trí cần thiết, hoàn toàn không can thiệp sâu vào cấu trúc răng hay phẫu thuật nên sẽ hoàn toàn không có cảm giác đau.

    Trám răng xong có bị nhức hay ê buốt không?

    Thông thường, sau khi trám răng bạn sẽ có cảm giác hơi ê nhẹ hoặc sẽ nhạy cảm khi tiếp xúc với các thực phẩm có nhiệt. Chỉ sau khoảng vài ngày sau khi đã thích nghi với miếng trám, tình trạng đó sẽ không còn nửa và răng bạn sẽ quay lại trạng thái bình thường. Nếu bạn cảm thấy đau nhức và ê buốt kéo dài thì nên đến ngay nha khoa để kiểm tra, vì có thể bạn đang gặp phản ứng với miếng trám.

    Trám răng hiện tại khoảng bao nhiêu tiền?

    Chi phí của trám răng thường sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn và vật liệu trám mà bạn sử dụng. Các vật liệu như Inlay/ Onlay và Vàng sẽ có chi phí cao hơn so với trám vật liệu Composite hay Amalgam. Bên cạnh đó, chi phí trám răng cho người lớn cũng sẽ cao hơn so với trám răng cho trẻ em.

    Tham khảo Bảng giá Trám răng tại Nha khoa Asia tại đây

    Sau khi trám răng xong thì chăm sóc như thế nào?

    Răng sau khi thực hiện dịch vụ trám cần phải lưu ý việc chăm sóc kỹ lưỡng, bao gồm cả việc ăn uống và vệ sinh răng miệng. Trong vòng 1 - 2 tuần sau khi trám, cần hạn chế các loại thức ăn cứng, có độ dai và dính để bảo vệ triệt để miếng trám. Việc vệ sinh cũng cần phải lưu ý sử dụng bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa hay súc miệng sau khi ăn để giữ khoang miệng luôn sạch sẽ.

    Quy trình trám răng thẩm mỹ theo tiêu chuẩn tại Nha khoa Asia

    Bước 1: Thăm khám và tư vấn

    Trước khi tiến hành điều trị trám răng, khách hàng sẽ được các bác sĩ tiến hành thăm khám và kiểm tra toàn bộ vùng miệng, đặc biệt là vùng cần trám. Sau đó, các bác sĩ sẽ tư vấn về phương thức thực hiện, các vật liệu được sử dụng trong việc trám răng

    tram-rang-tham-my

    Bước 2: Vệ sinh toàn bộ vùng răng miệng

    Trước khi trám răng, vệ sinh sạch sẽ toàn bộ vùng răng miệng là một việc vô cùng quan trọng. Khi đó, các bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh bằng nước súc miệng chuyên dụng, sát trùng vùng răng cần trám nhằm hạn chế viêm nhiễm

    tram-rang-tham-my

    Bước 3: Gây tê, tạo hình xoang trám

    Tiếp đến thì các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng răng cần trám, giảm thiểu ê buốt và dùng mũi khoan tạo hình xoang trám tương ứng với vật liệu trám và kỹ thuật trám

    Bước 4: Tiến hành quy trình trám răng

    Đầu tiên, bác sĩ sẽ dùng dùng dung dịch axit nhẹ bôi lên vùng cần trám, phủ một lớp keo tạo độ dính và tiến hành chiếu đèn quang trùng để làm khô vết keo. Sau cùng, bác sĩ sẽ tiến hành làm nhẵn bề mặt và đánh bóng miếng trám.

    Tham khảo: Bảng giá Trám răng thẩm mỹ tại Nha khoa Asia tại đây

    Inbox Fanpage Nha khoa Asia để nhận ngay ưu đãi

     
    Bài viết liên quan

    Tư vấn cùng bác sĩ

    Một cuộc hẹn tại Nha Khoa Asia sẽ giải quyết được nhu cầu của Quý khách
    Đặt lịch thăm khám cùng chuyên gia