Kiến thức nha khoa

Răng hô là gì? Phương pháp nào điều trị răng hô tốt nhất

  • Chủ nhật, Ngày 09/07/2024
  • Răng hô là một trong những khiếm khuyết răng miệng phổ biến nhất mà nhiều người đang gặp phải. Bên cạnh việc gây ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ, răng hô có thể đem lại các tác hại nghiêm trọng về lệch khớp cắn, gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và các bệnh lý răng miệng Vậy phương pháp nào điều trị răng hô tối ưu nhất. Hãy cùng Nha Khoa ASIA tìm hiểu ngay thông tin bên dưới này nhé!

    Răng hô là gì?

    Răng hô là gì?
    Ảnh: Răng hô là gì? (Nguồn: Nhakhoaasia.com)

    Răng hô là gì? Răng hô là tình trạng sai lệch khớp cắn của hai hàm hoặc quan hệ không đồng nhất giữa các răng của cung hàm trên và cung hàm dưới. Điều này sẽ diễn ra khi bạn có hành động cắn chặt hoặc đóng hai hàm. Sự sai lệch khớp cắn theo tỷ lệ chuẩn có thể do sự phát triển quá mức của hàm trên hoặc sự phát triển kém của hàm dưới, thậm chí có thể là do cả  nguyên nhân trên.

    Đặc điểm nhận biết răng hô là gì?

    Nhận biết sớm các đặc điểm của răng hô giúp bạn có phương pháp điều trị phù hợp, lấy lại nụ cười tự tin.

    • Hàm trên nhô ra phía trước so với hàm dưới: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của răng hô. Khi nhìn nghiêng, bạn sẽ thấy phần hàm trên nhô ra phía trước so với hàm dưới, tạo cảm giác mất cân đối cho khuôn mặt.
    • Răng cửa hàm trên chìa ra ngoài so với môi: Thay vì nằm gọn trong môi, răng cửa hàm trên của người hô sẽ chìa ra ngoài, tạo cảm giác "vẩu". Mức độ chìa ra có thể khác nhau, từ nhẹ đến nặng.
    • Khi cười, có thể nhìn thấy rõ phần lợi của hàm trên: Do răng cửa hàm trên chìa ra, khi cười, người hô sẽ lộ phần lợi nhiều hơn bình thường. Điều này ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười, khiến bạn thiếu tự tin khi giao tiếp.
    • Khó khăn khi nhai, nuốt, và phát âm: Răng hô có thể gây ra các vấn đề về chức năng ăn nhai, nuốt và phát âm do sai lệch khớp cắn. Việc nhai thức ăn khó khăn hơn, nuốt thức ăn có thể bị nghẹn, và phát âm một số từ bị ngọng.
    • Gây đau nhức khớp thái dương, mỏi cơ hàm mặt: Lực nhai không đều do răng hô có thể dẫn đến tình trạng đau nhức khớp thái dương, mỏi cơ hàm mặt, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

    Top 3 tình trạng răng hô phổ biến nhất 

    Top 3 tình trạng răng phổ biến nhất
    Ảnh: Một số tình trạng răng phổ biến hiện nay (Nguồn: Nhakhoaasia.com)

    Răng hô do hàm 

    Do sự phát triển của hàm quá mức trong giai đoạn dậy thì gây ra sự sai lệch trong sự phát triển của xương hàm. Khi đó, nếu quan sát ở góc nghiêng, vùng miệng sẽ có tình trạng hô ra nhiều hơn so với vùng mũi và trán, cằm không phẳng. 

    Răng hô do răng

    Răng cũng là một trong các yếu tố gây nên tình trạng hô. Khi đó, vì không đủ không gian để mọc trong khoang miệng nên răng có xu hướng chìa ra phía ngoài, gây ra tình trạng lệch với hàm dưới

    Răng hô cả hàm và răng

    Đây được xem là tình trạng hỗn hợp, răng hô do cả hai yếu tố hàm và răng là sự kết hợp của đa nguyên nhân. Do đó, phương pháp điều trị cho trường hợp này thường đòi hỏi nhiều thách thức khác nhau.

    Nguyên nhân nào gây ra tình trạng răng hô?

    Việc dẫn đến tình trạng răng hô, răng vẩu hay sai lệch khớp cắn có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau, do các yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Do đó, theo các kết quả nghiên cứu, răng hô hình thành có thể là do 3 nguyên nhân sau đây:

    Yếu tố xương hàm - răng

    Vị trí tương quan của hàm trên và hàm dưới có thể bị ảnh hưởng do các hành vi và thói quen thường gặp ở trẻ nhỏ như: cơ co cứng, thở bằng miệng, trẻ có tật sứt môi, hở hàm ếch,... trong thời gian dài. Xương hàm và răng mất cân bằng khiến răng hướng ra ngoài để kiếm khoảng trống để mọc. 

    Yếu tố cơ - hình thức và chức năng của các cơ bao quanh răng

    Các cơ xung quanh răng có thể bị ảnh hưởng và gây ra sự sai lệch về khớp cắn có thể gây ra bởi các yếu tố khách quan như: mút ngón tay thường xuyên, cắn móng tay, ngậm núm vú giả hoặc đẩy lưỡi

    Yếu tố nha khoa - kích thước răng

    Sự phát triển không đồng đều của răng sữa và răng vĩnh viễn có thể ảnh hưởng đến khoảng cách giữa các răng gây lệch lạc răng, thừa hoặc thiếu răng. 

    Yếu tố di truyền

    Thông thường, răng hô có tỷ lệ di truyền khá cao, chiếm khoảng 70% nếu gia đình có người thân có tình trạng hô. Tùy theo tình trạng khác nhau mà răng hô có thể di truyền nhẹ hoặc nặng, do đó, phụ huynh nên lưu ý đến quá trình phát triển răng miệng của con từ sớm để có phương án điều trị tốt nhất.

    Răng hô gây ra các tác hại gì?

    Tác hại về thẩm mỹ

    Tác hại của răng hô về thẩm mỹ
    Ảnh: Tác hại của răng hô về thẩm mỹ (Nguồn: Nhakhoaasia.com)

    Một trong những tác hại phổ biến nhất và dễ nhận biết nhất chính là các ảnh hưởng liên quan đến thẩm mỹ. Răng hô có thể gây khiếm khuyết nụ cười và ảnh hưởng đến mỹ quan của gương mặt. Do đó, người có răng hô thường gặp khó khăn trong cuộc sống thường ngày và gây trở ngại trong giao tiếp. 

    Tác hại về chức năng ăn nhai

    Tác hại về chức năng ăn nhai
    Ảnh: Tác hại về chức năng ăn nhai (Nguồn: Nhakhoaasia.com)

    Răng hô chính là tình trạng sai lệch khớp cắn, khiến cho hàm trên và hàm dưới có khoảng trống, gây khó khăn khi cắn hoặc nhai thức ăn. Tình trạng lệch khớp cắn lâu năm có thể gây hại đến khớp thái dương hàm, dẫn đến việc rối loạn khớp và các cơn đau nhức.

    Tác hại về tâm lý

    Tác hại về tâm lý
    Ảnh: Tác hại về tâm lý (Nguồn: Nhakhoaasia.com)

    Răng hô có thể gây trở ngại rất lớn về thẩm mỹ, đặc biệt là gây trở ngại rất lớn đến tâm lý khi có các khiếm khuyết về ngoại hình. Do đó, răng hô có thể khiến bạn kém tự tin, hay tự ti, quản ngại trong giao tiếp và trong cuộc sống thường ngày.

    Tác hại khi gia tăng các nguy cơ chấn thương

    Tác hại khi gia tăng các nguy cơ chấn thương
    Ảnh: Tác hại khi gia tăng các nguy cơ chấn thương (Nguồn: Nhakhoaasia.com)

    Răng hô có thể khiến bạn gia tăng các nguy cơ chấn thương khi hàm trên có xu hướng chìa ra phía trước. Khi đó, nếu không may xảy ra các va chạm hay chấn thương không mong muốn, tác động ngoại lực sẽ nhiều hơn so với người bình thường. Kết quả là các tổn thương do chấn thương gây ra cũng nghiêm trọng hơn với  sự phá hủy của các mô mềm

    Phương pháp nào điều trị răng hô hiệu quả nhất 2024

    Bọc sứ thẩm mỹ 

    Bọc răng sứ thẩm mỹ
    Ảnh: Khách hàng dán sứ thẩm mỹ tại nha khoa asia (Nguồn: Nhakhoaasia.com)

    Bọc răng sứ là phương pháp phục hình thẩm mỹ phổ biến và được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Bọc sứ thẩm mỹ là phương pháp có thể giúp cho các khách hàng khắc phục được các khiếm khuyết không mong muốn và khôi phục lại vẻ ngoài thẩm mỹ, đem lại nụ cười hoàn hảo không còn khiếm khuyết. Bọc sứ hoàn toàn có thể áp dụng cho tình trạng móm hoặc hô nhẹ.

    Niềng răng thẩm mỹ 

    Niềng răng thẩm mỹ
    Ảnh: Niềng răng thẩm mỹ (Nguồn: Nhakhoaasia.com)

    Niềng răng là một trong các phương pháp khắc phục khiếm khuyết răng hô hoàn hảo nhất, có thể được ứng dụng cho tình trạng hô nghiêm trọng, sai lệch khớp cắn. Phương pháp này có thể áp dụng cho trường hợp hô do răng, hô do hàm hoặc hô do cả hàm và răng ở mức độ nhẹ. Thời gian niềng có thể dao động trong khoảng từ 12 - 24 tháng tùy thuộc vào tình trạng hô khác nhau.

    Phẫu thuật hàm

    Nếu trong tình trạng răng hô do hàm nghiêm trọng không thể áp dụng bằng các phương pháp thông thường như niềng răng hay bọc sứ, phẫu thuật hàm sẽ được áp dụng. Khi đó, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bớt xương hàm trên và điều chỉnh các khớp cắn về đúng vị trí theo tiêu chuẩn.

    Quy trình niềng răng hô tại Nha khoa Asia

    Quy trình Niềng răng hô tại Nha khoa Asia
    Ảnh: Quy trình Niềng răng hô tại Nha khoa Asia (Nguồn: Nhakhoaasia.com)

    Bước 1: Thăm khám và tư vấn miễn phí

    Trước khi tiến hành quá trình Niềng răng, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tình trạng sức khoẻ răng miệng của khách hàng. Qua đó, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng khiếm khuyết của răng để có thể đưa ra phương pháp và công cụ điều trị thích hợp.

    Bước 2: Lên phác đồ điều trị

    Sau khi đã hoàn tất quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành lên phác đồ điều trị về quá trình thăm khám, phương thức điều trị và thời gian hoàn thành theo dự đoán.

    Bước 3: Khách hàng ký cam kết và Ký hợp đồng niềng răng

    Sau khi hoàn thành xong thủ tục thăm khám và lên phác đồ điều trị, khách hàng sẽ được ký hợp đồng cam kết minh bạch về giá cả và các quyền lợi của mình. Khách hàng cũng có thể lựa chọn phương thức thanh toán với chính sách Niềng răng trả góp.

    Bước 4: Bác sĩ tiến hành vệ sinh răng miệng, lấy dấu hàm và tạo khí cụ niềng răng

    Trước khi bắt đầu quá trình niềng răng, các bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Sau đó, khách hàng sẽ được lấy dấu hàm để chế tạo khí cụ niềng răng.

    Bước 5: Tiến hành quá trình niềng răng

    Sau khi đã có khí cụ và các vật dụng chỉnh nha cần thiết thì bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành quá trình niềng răng. Tuỳ theo tình trạng khiếm khuyết của mỗi nguời mà kết quả niềng răng sẽ kết thúc sau 6 tháng hoặc vài năm.

    Kết luận

    Răng hô là một vấn đề về sức khỏe răng miệng mà nhiều người phải đối mặt. Tình trạng này có thể gây ra nhiều rắc rối và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, việc duy trì một chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách, bao gồm việc đánh răng đúng kỹ thuật, sử dụng chỉ nha khoa và thăm bác sĩ nha khoa định kỳ có thể giúp ngăn ngừa và điều trị tình trạng răng hô.

    Ngoài ra, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế tiêu thụ thực phẩm có chứa đường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ răng khỏi tình trạng răng hô. Một lối sống lành mạnh và quy tắc chăm sóc răng miệng đều có thể giúp bạn duy trì nụ cười tươi sáng và răng khỏe mạnh suốt đời.

    Xem thêm:

    Nguồn: Phòng Marketing

    Bài viết liên quan

    Tư vấn cùng bác sĩ

    Một cuộc hẹn tại Nha Khoa Asia sẽ giải quyết được nhu cầu của Quý khách
    Đặt lịch thăm khám cùng chuyên gia