Chân răng bị đen: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bạn có biết chân răng xuất hiện những viền đen là dấu hiệu cảnh báo về việc chăm sóc sức khỏe răng miệng chưa được tốt. Chân răng bị đen khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp. Vậy, nguyên nhân do đâu? Cách trị chân răng bị đen tại nhà như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Chân răng bị đen: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Chân răng bị đen: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân dẫn đến chân răng bị đen

Chân răng bị đen là tình trạng vùng chân răng tiếp xúc lợi (nướu) xuất hiện các mảng màu đen gây mất thẩm mỹ và liên quan đến các bệnh lý nha chu. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đen chân răng có rất nhiều, chủ yếu liên quan đến thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng chưa tốt và chưa đúng cách.

Một số nguyên nhân chính khiến chân răng bị đen:

  • Vệ sinh răng miệng chưa sạch: Điều này cũng có thể khiến cho các mảng bám hình thành cao răng trên bề mặt răng. Cao và vôi răng sẽ dần cứng lại và bắt đầu chuyển từ màu vàng sang đen.
  • Thói quen uống cà phê, bia rượu, nước ngọt có màu, hút thuốc lá, ăn bánh kẹo socola,… là một trong những nguyên nhân dẫn đến chân răng bị đen.
  • Sâu răng cũng là một yếu tố khiến chân răng bị đen bởi phần chân răng là vị trí khó làm sạch nhất nếu bạn chưa vệ sinh răng miệng đúng cách. Dần dần, vi khuẩn sẽ hình thành trong mảng bám tấn công tạo thành các lỗ sâu. Ngay lập tức, ngà răng sẽ hình thành cơ chế bảo vệ bằng cách tạo thành khối cứng màu đen để ngăn chặn khuẩn sâu răng xâm nhập.
Thói quen ăn uống không lành mạng cũng dẫn đến chân răng bị đen
Thói quen ăn uống không lành mạng cũng dẫn đến chân răng bị đen
  • Gắn mão sứ cho răng bằng vật liệu cốt kim loại cũng khiếm đen chân răng. Bởi sau thời gian dài gắn mão sứ, kim loại sẽ dần bị oxy hóa và chuyển sang màu đen tại vùng chân răng.
  • Mảng bám có màu sẫm bám vào vị trí răng sát lợi: Khi ăn hay uống đồ có màu như cà phê, socola, nước cà rốt, nước ngọt hay màu ở đồ ăn, uống,.. sẽ bám trên mặt răng. Mảng bám trên răng càng nhiều thì hình thành chân răng bị đen càng nhanh.
  • Cao răng (vôi răng): Đây là những mảng bám xung quanh các mặt của răng, chúng bám trên mặt răng ở cả trên và dưới lợi, lúc đầu mảng bám sẽ có màu vàng hoặc nâu sẫm, mềm cộng thêm sự lắng đọng của những mảnh vụn thức ăn, xác vi khuẩn trong miệng, dần dần mảng bám cứng lại gọi là cao răng và chuyển thành màu đen.

Chân răng bị đen có ảnh hưởng gì không?

Chân răng bị đen phải làm sao?
Chân răng bị đen phải làm sao?

Như đã nói ở trên, tình trạng chân răng bị đen có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trường hợp do vôi răng tích tụ có thể gây mất thẩm mỹ, thậm chí dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn nhiều tác hại gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng.

Chân răng bị đen do các mảng bám trên răng còn tạo điều kiện cho các loại hại khuẩn sinh sôi. Điều này làm răng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng. Điển hình như hôi miệng, viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng, viêm tủy,…

Theo nhận định từ các chuyên gia nha khoa, chăn răng bị đen không phải là hiện tượng quá nguy hiểm nếu chúng ta biết cách xử lý kịp thời. Tuy nhiên nếu chủ quan không điều trị thì bệnh nhân có thể gặp phải rất nhiều rủi ro, biến chứng sau này.

Đặc biệt, chân răng bị đen do sâu răng sẽ gây phá hủy ngà răng, có thể xâm nhập vào bên trong và làm viêm tủy răng. Điều này khiến người bệnh gặp phải hiện tượng đau nhức khó chịu, một số trường hợp còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

Dù là do bất kỳ nguyên nhân nào khiến cho chân răng bị đen cũng cần phải có cách điều trị và khắc phục nhanh chóng để phòng tránh các biến chứng gây hại đến sức khỏe răng miệng cũng như thẩm mỹ của răng.

Cách điều trị chân răng bị đen tại nhà hiệu quả

Cách điều trị chân răng bị đen luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Thực tế, đen chân răng có thể điều trị một cách dễ dàng. Với những trường hợp đen chân răng không phải do mão sứ hay liên quan đến các bệnh lý nha chu thì bạn có thể dễ dàng tự khắc phục ngay tại nhà bằng cách:

  • Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh và hạn chế uống rượu bia, cà phê, thức ăn sẫm màu, nước uống có ga,… Đối với trẻ em cần tránh ăn nhiều bánh, kẹo và đồ uống ngọt. Tạo thói quen nên đánh răng ngay sau khi ăn để tránh tình trạng mảng bám và vi khuẩn bám trên răng gây sâu răng.
  • Tránh ăn nhiều thức ăn hay nước uống có vị quá chua vì trong những thực phẩm này có chứa nhiều axit làm men răng yếu, dễ xỉn màu.
  • Xây dựng thói quen vệ sinh đúng cách theo từng bước cụ thể như: đánh răng – dùng tăm chỉ nha khoa – nước súc miệng và duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần trong ngày.
  • Thường xuyên sử dụng chỉ nha khoa để lấy đi các mảng bám trên những vị trí hay vùng chân răng và kẽ răng để ngăn mảng bám hình thành.
  • Dùng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng nhằm tránh tình trạng sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác.

Mẹo chữa chân răng bị đen hiệu quả

Tùy vào từng mức độ nặng nhẹ của tình trạng đen chân răng, mà bệnh nhân có thể tìm cách điều trị tại nhà hoặc đến các cơ sở nha khoa để thăm khám. Các cách khắc phục tình trạng chân răng bị đen phổ biến hiện nay có thể áp dụng gồm có:

Sử dụng baking soda

Dùng baking soda trộn với nước hoặc cốt chanh để tạo thành hỗn hợp sệt. Sau đó sử dụng hỗn hợp này để đánh răng nhẹ nhàng trong khoảng 2 phút để loại bỏ các mảng bám, vết ố đen trên răng.

Sử dụng hỗn hợp muối và chanh

Sử dụng muối và chanh để điều trị chân răng bị đen
Sử dụng muối và chanh để điều trị chân răng bị đen

Bạn có thể lấy một ít muối đem hòa cùng nước cốt chanh. Sử dụng hỗn hợp này để chà lên bề mặt vùng chân răng bị đen để làm sạch các mảng bám, cải thiện màu sắc răng thẩm mỹ hơn.

Cách điều trị chân răng bị đen bằng muối và đường nâu

Cả đường nâu và muối đều mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa vi khuẩn hình thành mảng bám trên răng, làm sạch các vết đen trên răng, thậm chí là những vết đen tại kẽ răng. Ngoài ra, muối và đường nâu còn giúp cho răng thêm trắng sáng, nướu chắc khỏe hơn trước.

Cách thực hiện:

  • Dùng muối pha loãng với nước, sau đó súc miệng sạch sẽ trước khi đường nâu phát huy tác dụng của mình.
  • Cho 1/2 thìa đường nâu và khoang miệng để ngậm và dùng lưỡi đẩy đường đến các bề mặt của răng, giúp kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn, kết hợp với đường nâu sẽ nhanh chóng làm sạch các mảng bám trên răng.
  • Sau khi đường đã tan thì bạn hãy nhổ bỏ đi rồi đánh răng như thông thường.
  • Súc lại miệng bằng nước muối pha loãng để đảm bảo sạch đường trên răng.

Nếu như đã thực hiện các cách điều trị chân răng bị đen trên nhưng vẫn không mang lại hiệu quả hoặc trường hợp đen chân răng do sâu răng, cao răng đi kèm các triệu chứng ê buốt, đau nhức thì bạn cần đến ngay phòng khám nha khoa để được thăm khám và điều trị.

  • Lấy vôi răng và điều trị các bệnh viêm nha chu. Khuyến khích bệnh nhân nên lấy vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để phòng và điều trị bệnh chân răng bị đen cũng như các bệnh răng miệng khác.
  • Chữa trị sâu răng và thực hiện trám lại lỗ sâu sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng chân nướu răng bị đen. Phương pháp này sẽ sử dụng.
  • Thay thế và sử dụng mão sứ phù hợp, chất lượng và an toàn hơn.
Thăm khám tại cơ sở nha khoa để đưa ra cách điều trị phù hợp
Thăm khám tại cơ sở nha khoa để đưa ra cách điều trị phù hợp

Những thông tin trên đây đã giúp bạn có thể hiểu hơn về nguyên nhân và cách khắc phục chân răng bị đen ra sao rồi phải không nào. Khi gặp phải tình trạng trên, bạn nên đến phòng khám, cơ sở nha khoa gần nhất để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất!

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *