Kỹ thuật cấy ghép Implant là gì và có an toàn hay không?

Nếu như nhắc đến một trong số những kỹ thuật can thiệp thay thế răng đã mất thì không thể bỏ qua kỹ thuật cấy ghép Implant. Tuy nhiên còn rất nhiều người thắc mắc và hoang mang về việc đây là kỹ thuật gì, có quy trình thực hiện như thế nào và an toàn hay không. Chính vì vậy mà bài viết này đến từ NHA KHOA ASIA sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhất.

Kỹ thuật cấy ghép Implant là gì và có an toàn không?
Kỹ thuật cấy ghép Implant là gì và có an toàn không?

Tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật cấy ghép Implant

Kỹ thuật cấy ghép Implant là một trong số những phương pháp cấy trụ răng giả vào xương hàm để thay thế gốc răng đã mất. Cách này vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, đồng thời còn tránh được nguy cơ dẫn đến việc xô lệch răng và ảnh hưởng đến những răng khu vực lân cận. Việc cấy ghép được thực hiện bằng những thủ thuật tiểu phẫu và với ưu điểm vượt trội và tác dụng tuyệt vời cho nên phương pháp này được rất nhiều người ưu ái lựa chọn.

Phương pháp này sẽ đem đến cho người thực hiện sự an toàn, tính thẩm mỹ cao và đương nhiên là việc bổ sung 1 chiếc răng vào chỗ trống sẽ đem đến sự tự tin cùng với một nụ cười tươi tắn trong trường hợp mất răng không mong muốn.

Cấy ghép Implant là phương pháp gì và có an toàn hay không?
Cấy ghép Implant là phương pháp gì và có an toàn hay không?

Những đối tượng nào được chỉ định thực hiện trồng răng Implant?

Thực tế thì không phải ai mong muốn trồng răng Implant cũng có thể được tiến hành trồng mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vậy đâu là những đối tượng được chỉ định áp dụng kỹ thuật cấy ghép Implant?

  • Đối tượng bị mất 1 răng hoặc nhiều răng nhưng không thể gắn răng giả.
  • Người bị mất răng toàn hàm hoặc mất 1 hàm răng, không thể thực hiện chức năng nhai bình thường.
  • Người bị mất răng lâu ngày hoặc người mới bị mất răng.

Tuy nhiên có một số trường hợp sẽ không được phép thực hiện kỹ thuật cấy ghép Implant và những trường hợp này sẽ được chúng tôi liệt kê ở phần tiếp theo của bài viết này.

Đâu là những đối tượng không được trồng răng Implant?

Kỹ thuật cấy ghép Implant chống chỉ định với những trường hợp bệnh nhân gặp phải các tình trạng như sau:

  • Chiều cao xương hàm và chiều rộng không đủ để cắm Implant.
  • Khối lượng xương hàm không đủ để tiến hành cắm Implant.
  • Khoảng liên hàm của bệnh nhân không đủ để tiến hành phục hình răng.
  • Khoảng trống hay vùng mất răng quá nhỏ, không đủ để thực hiện phục hình răng.
  • Bệnh nhân làm răng chưa đủ tuổi cho nên không thể thực hiện trồng răng Implant.
  • Khoang miệng của bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn và bị viêm nhiễm nặng, chưa chữa trị dứt điểm.
  • Bệnh nhân có nhiều bệnh không đủ tiêu chuẩn cắm răng Implant.
Đâu là đối tượng không được trồng răng Implant?
Đâu là đối tượng không được trồng răng Implant?

Điểm mặt những ưu và nhược điểm của kỹ thuật cấy ghép Implant

Kỹ thuật cấy ghép Implant như đã nói là một trong số những kỹ thuật phục hình răng hiệu quả và giúp bạn có được một chiếc răng y hệt như răng thật, đảm bảo đầy đủ chức năng nhai nuốt của răng. Vậy liệu rằng phương pháp này có ưu hay nhược điểm gì hay không và những ưu, nhược điểm này là gì? Tiếp theo đây sẽ là những ưu và nhược điểm của kỹ thuật ghép răng Implant mà bạn cần chú ý.

Ưu điểm của kỹ thuật ghép răng Implant

  • Kỹ thuật ghép răng Implant được rất nhiều người đánh giá cao và đây cũng chính là phương pháp phục hình răng hiệu quả hàng đầu. Đem đến hàng loạt những ưu điểm cho người thực hiện.
  • Phương pháp này chỉ tác động vào vị trí răng bị mất và đương nhiên nó không hề ảnh hưởng hay xâm lấn đến những khu vực răng xung quanh, đảm bảo có thể bảo tồn những chiếc răng thật này.
  • Implant như một chiếc răng thật cho nên tuổi thọ của phương pháp này là vô cùng cao, bên cạnh đó còn mang tính thẩm mỹ.
  • Sự khác biệt lớn nhất và ưu điểm nổi trội của phương pháp này so với tất cả những kỹ thuật khác đó chính là khả năng bảo tồn, tránh khiến cho tiêu xương hàm.
Cấy ghép Implant có nhược điểm gì hay không?
Cấy ghép Implant có nhược điểm gì hay không?

Nhược điểm phương pháp cấy ghép Implant

  • Phương pháp cấy ghép Implant đòi hỏi kỹ thuật và máy móc hiện đại, môi trường phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối.
  • Bác sĩ phẫu thuật phải có chuyên môn, tay nghề cao.
  • Kinh phí điều trị và thực hiện kỹ thuật cấy ghép Implant là vô cùng cao.
  • Những người bị tiểu đường, viêm nặng hay cao huyết áp không được chỉ định trồng răng Implant.
  • Mất quá nhiều thời gian để tiến hành điều trị, ngoài ra thời gian lành vết thương còn phụ thuộc vào cơ địa cho nên không thể chắc chắn được thời gian hồi phục chính xác.

Quy trình để áp dụng kỹ thuật cấy răng Implant

Để tiến hành cấy răng Implant thì bạn cần phải trải qua đầy đủ các quy trình, qua đó mới có thể đảm bảo việc bạn có đủ điều kiện để thực hiện kỹ thuật cấy ghép Implant hay không. Dưới đây là những quy trình cấy răng Implant mà bạn cần nắm chắc.

Bước 1: Đặt lịch để được thăm khám và tư vấn

Bước đầu tiên để có thể thực hiện kỹ thuật cấy ghép Implant đó chính là bạn cần đặt lịch để được tiến hành thăm khám, tư vấn. Qua đó, bác sĩ sẽ chụp CT để biết được tình trạng răng miệng của bạn, kiểm tra mật độ xương, mật độ răng và những yếu tố cần thiết. Dựa trên những kết quả có được sau khi kiểm tra thì bác sĩ sẽ tư vấn, đưa ra phác đồ điều trị một cách hiệu quả nhất, tư vấn thời gian, chi phí của phương pháp điều trị mà bác sĩ gợi ý.

Để có thể trồng răng Implant thì bạn cần đặt lịch thăm khám
Để có thể trồng răng Implant thì bạn cần đặt lịch thăm khám

Bước 2: Tiến hành thực hiện kỹ thuật cấy ghép Implant

Để có thể cấy ghép Implant thì bạn cần chuẩn bị tâm lý thật tốt cũng như là phải đảm bảo về mặt sức khỏe. Sau khi đã vệ sinh răng miệng thật sạch thì bác sĩ thực hiện cấy răng Implant cho bạn sẽ tiến hành gây tê giúp giảm đau hiệu quả. Chính vì vậy mà trong suốt quá trình thực hiện, bạn cũng không cần phải lo lắng bất cứ điều gì.

Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện ghép trụ Implant vào xương hàm của bạn và sau khi cấy trụ thì bác sĩ sẽ gắn răng tạm cho bạn để bạn vẫn có thể đảm bảo được chức năng ăn nhai như bình thường và bạn chỉ cần chờ đợi vết thương lành mà thôi. Đây được biết là khâu quan trọng nhất trong quá trình thực hiện kỹ thuật cấy ghép Implant và đòi hỏi tay nghề bác sĩ thực hiện phải thật tốt.

Bước 3: Hoàn thành quy trình bằng việc lắp răng

Thời gian để vết thương cắm Implant lành rất lâu, kéo dài từ 2 – 5 tháng, tùy thuộc vào cơ địa của từng người và trong suốt quá trình đó, bạn phải sử dụng răng tạm. Cho đến khi lành thương thì bạn sẽ đến nha khoa để bác sĩ thực hiện khâu lắp răng cố định vào trụ chân răng. Trong 1 tháng đầu kể từ ngày chính thức lắp răng thì bạn sẽ được bác sĩ hẹn lịch tái khám, kiểm tra kỹ càng để đảm bảo chức năng nhai của răng này thực hiện tốt.

Kỹ thuật cấy ghép Implant là gì và có an toàn hay không?

Kết luận

Bài viết này, chúng tôi đã đem đến cho bạn những điều cơ bản nhất về kỹ thuật cấy ghép Implant và bạn có thể tham khảo, qua đó nắm được những thông tin cơ bản trước khi quyết định thực hiện phương pháp này. Đây là phương pháp được đánh giá rất cao nhưng để thực hiện hiệu quả, bạn phải đảm bảo rằng bản thân mình lựa chọn đúng nha khoa uy tín. NHA KHOA ASIA chính là sự lựa chọn hoàn hảo để bạn thực hiện trồng răng Implant, qua đó bạn sẽ sở hữu một hàm răng đẹp và đem lại sự tự tin.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *