Kiến thức nha khoa

Các loại niềng răng tốt nhất hiện nay - Nên chọn loại nào?

  • Chủ nhật, Ngày 10/08/2024
  • Nội dung bài viết dưới đây được cố vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Văn Tưởng. Hiện tại, trên thị trường có nhiều loại niềng răng bạn đọc có thể biết đến như niềng răng mắc cài, niềng răng trong suốt,... Vậy thực tế có những loại niềng nào, đặc điểm ra sao? Loại nào là tốt nhất và chi phí như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo nội dung dưới đây.

    Các loại niềng răng phổ biến là gì?

    Có thể phân chia niềng răng thành 2 loại chính là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. Tuy nhiên, trong niềng răng mắc cài lại có nhiều loại khác nhau.

    Niềng răng mắc cài

    Hình ảnh: Niềng răng mắc cài kim loại (Nguồn: Nha khoa Asia)
    Ảnh: Niềng răng mắc cài kim loại (Nguồn: Nha khoa Asia)

    Niềng răng mắc cài là loại niềng răng sử dụng các khí cụ mắc cài và dây cung để tạo ra lực kéo căng, dịch chuyển các răng về vị trí đúng theo mong muốn trên cung hàm, giúp hàm răng được đều, đúng khớp cắn. Niềng răng mắc cài hiện nay rất đa dạng về loại cũng như xuất xứ. Dưới đây Nha khoa Asia sẽ phân loại theo mỗi tiêu chí để bạn đọc hiểu hơn về niềng răng mắc cài. Phân loại theo chất liệu Nếu phân loại theo chất liệu, niềng răng mắc cài có 2 loại:

    • Niềng răng mắc cài kim loại 
    • Niềng răng mắc cài sứ
    Hình ảnh: Niềng răng mắc cài sứ (Nguồn: Sưu tầm)
    Ảnh: Niềng răng mắc cài sứ (Nguồn: Nhakhoaasia.com)

    Dưới đây là bảng so sánh chi tiết về 2 loại niềng răng mắc cài này:

    Tiêu chí Niềng răng mắc cài kim loại Niềng răng mắc cài sứ
    Tính thẩm mỹ Mắc cài kim loại dễ nhìn thấy nên tính thẩm mỹ thấp hơn.  Mắc cài sứ có màu sắc gần giống với răng thật nên có tính thẩm mỹ cao hơn.
    Chất liệu Kim loại (thường là thép không gỉ) Sứ
    Độ bền Độ bền cao hơn và chịu lực tốt hơn Dễ vỡ hơn, chịu lực kém hơn.
    Chi phí Chi phí thấp hơn Chi phí cao hơn
    Sự thoải mái Có thể gây cọ xát, khó chịu Dễ chịu hơn
    Vệ sinh Dễ vệ sinh Khó vệ sinh hơn
    Khả năng kích ứng Có thể gây kích ứng nướu với một số trường hợp nhạy cảm. Ít gây kích ứng nướu.
    Phù hợp với Học sinh, sinh viên, người có nhu cầu niềng răng ưu tiên tiết kiệm chi phí. Người quan tâm đến tính thẩm mỹ, người thường xuyên giao tiếp.

    Phân loại theo cơ chế hoạt động Phân loại theo cơ chế hoạt động, niềng răng mắc cài sẽ có 2 loại:

    Hình ảnh: Niềng răng mắc cài thường (Nguồn: Sưu tầm)
    Ảnh: Niềng răng mắc cài thường (Nguồn: Nhakhoaasia.com)
    • Niềng răng mắc cài thường 
    • Niềng răng mắc cài tự đóng (tự buộc)
    Hình ảnh: Niềng răng mắc cài tự đóng (Nguồn: Sưu tầm)
    Ảnh: Niềng răng mắc cài tự đóng (Nguồn: Nhakhoaasia.com)
    Tiêu chí Niềng răng mắc cài thường Niềng răng mắc cài tự buộc
    Đặc điểm Dây cung được cố định trong rãnh mắc cài bằng chun (thun).  Dây cung được cố định trong rãnh mắc cài bằng nắp trượt liền trong thân mắc cài. 
    Chi phí Thấp hơn do giá thành vật liệu và kỹ thuật đơn giản hơny. Cao hơn do sử dụng vật liệu cao cấp và kỹ thuật hiện đại.
    Sự ổn định Do sử dụng dây chun cố định mắc cài nên sẽ tạo ra một lực ma sát lên dây cung. Chính vì vậy, bệnh nhân có thể cảm thấy đau khi tác động lực kéo răng. Bên cạnh đó, sau một thời gian sử dụng, chun buộc sẽ bị giãn và không mang lại hiệu quả về lực tác động tốt như lúc ban đầu.  Với mắc cài tự buộc, dây cung sẽ nằm hoàn toàn trong rãnh mắc cài mà không bị tác động thêm lực nào khác. Do đó răng sẽ di chuyển dễ dàng hơn.  Ngoài ra, do không bị tác động bởi chun buộc nên lực kéo của dây cung trong trường hợp này được ổn định hơn, đảm bảo hiệu quả và thời gian chỉnh nha. 
    Sự thoải mái Có thể gây khó chịu khi mới đeo do lực ma sát giữa dây cung và mắc cài. Êm ái và thoải mái hơn do giảm ma sát.
    Vệ sinh Khi ăn uống, chun buộc dễ bị mắc thức ăn và khó vệ sinh hơn. Với mắc cài tự buộc sẽ dễ dàng để làm sạch hơn do có cấu tạo nguyên khối (nắp dính liền mắc cài). Mắc cài tự buộc làm giảm tích tụ mảng bám, giảm nguy cơ viêm lợi, sâu răng hay hôi miệng cho bệnh nhân.
    Lần tái khám Cần đi khám và thay dây chun thường xuyên (2-4 tuần/lần). Thông thường số lần tái khám sẽ ít hơn (4-8 tuần/lần).

    Phân loại theo cách thức Hiện tại nếu phân loại theo cách thức, niềng răng mắc cài được chia thành:

    • Niềng răng mắc cài mặt ngoài
    Hình ảnh: Niềng răng mặt ngoài (Nguồn: Nha khoa Asia)
    Ảnh: Niềng răng mặt ngoài (Nguồn: Nhakhoaasia.com)
    • Niềng răng mắc cài mặt trong (mặt lưỡi)
    Hình ảnh: Niềng răng mặt trong (Nguồn: Sưu tầm)
    Ảnh: Niềng răng mặt trong (Nguồn: Nhakhoaasia.com)

    Mắc cài mặt lưỡi có tính thẩm mỹ cao hơn, chi phí cũng cao hơn nhiều so với mắc cài mặt ngoài. Hơn nữa về hiệu quả của phương pháp thấp hơn so với mắc cài mặt ngoài, nên hiện tại rất ít bác sĩ tư vấn khách hàng sử dụng phương pháp niềng răng này.

    Như vậy, từ bảng tổng hợp trên có thể hiểu, nếu bạn đọc lựa chọn niềng răng mắc cài sứ tự đóng thì sẽ có mức chi phí cao nhất trong các loại niềng răng mắc cài mặt ngoài, độ thẩm mỹ và tính ổn định cũng cao. Ngoài ra, mắc cài kim loại thường sẽ có mức chi phí thấp nhất. Thực tế, đặc thù tình trạng răng của từng người mà bác sĩ sẽ tư vấn một hoặc một số loại niềng răng mắc cài phù hợp để khách hàng lựa chọn.

    Niềng răng trong suốt

    Niềng răng trong suốt là phương pháp niềng răng sử dụng các khay niềng bằng nhựa trong suốt để đưa răng về đúng vị trí theo mong muốn. Hiện tại, trên thị trường có nhiều hãng khay niềng như Invisalign, Clear Align, Zenyum,.... nhưng được biết đến nhiều nhất là Invisalign.  Thông thường, với niềng răng Invisalign sẽ được chia thành một số loại tùy theo tình trạng răng thực tế:

    • Invisalign First: Dành cho trẻ em
    • Invisalign Express: Tối đa 7 cặp khay
    • Invisalign Lite: Tối đa 14 cặp khay
    • Invisalign Moderate: Tối đa đến 26 cặp khay
    • Invisalign Comprehensive: Không giới hạn số lương khay

    Theo đó, trường hợp càng phức tạp thì cần dùng càng nhiều khay và chi phí cũng tăng theo.

    Hình ảnh: Niềng răng trong suốt (Nguồn: Sưu tầm)
    Ảnh: Niềng răng trong suốt (Nguồn: Nhakhoaasia.com)

    So sánh niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt

    Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giữa niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt để bạn đọc có thông tin rõ hơn về hai loại niềng răng này.

    Tiêu chí

    Niềng răng mắc cài

    Niềng răng trong suốt

    Hiệu quả

    Hiệu quả trong điều trị nhiều trường hợp răng, kể cả những tình trạng phức tạp. Phù hợp cho các trường hợp răng đơn giản đến trung bình.

    Thời gian điều trị

    Thường dài hơn niềng răng trong suốt. Ngắn hơn niềng răng mắc cài.

    Tính thẩm mỹ

    Mắc cài có thể nhìn thấy rõ, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khay niềng trong suốt, khó nhận biết khi đeo, đảm bảo tính thẩm mỹ cao.

    Sự thoải mái

    Có thể gây đau nhức hoặc khó chịu trong thời gian đầu. Thoải mái hơn do khay niềng mỏng và trơn láng.

    Vệ sinh, ăn uống

    Khó vệ sinh hơn do mắc cài cố định, dễ bị mắc thức ăn. Tránh thực phẩm cứng, độ dính cao có nguy cơ làm hỏng hoặc bung mắc cài. Dễ vệ sinh hơn vì có thể tháo khay niềng ra khi ăn uống và đánh răng.

    Tái khám

    Thường xuyên hơn, khoảng 4-8 tuần/lần. Thưa hơn, khoảng 6-8 tuần/lần.

    Chi phí

    Thấp hơn so với niềng răng trong suốt. Cao hơn 

    Tuân thủ điều trị

    Dễ tuân thủ hơn vì mắc cài được gắn cố định. Đòi hỏi sự tuân thủ cao của bệnh nhân trong việc đeo khay niềng đúng thời gian quy định (20-22 giờ/ngày).

    Làm cách nào để lựa chọn loại niềng răng tốt nhất?

    Việc chọn phương pháp niềng răng phụ thuộc rất lớn vào tình trạng răng miệng. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa trên đánh giá toàn diện về cấu trúc xương, tình trạng răng để tư vấn cho khách hàng loại niềng răng phù hợp cùng thời gian cần đeo niềng để có được hàm răng đều, đẹp, đúng khớp cắn. Bạn đọc có thể đánh giá một số yếu tố sau đối với từng loại niềng răng trên chính hàm răng của mình, để từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp:

    • Hiệu quả của loại niềng răng (cả về sự tác động đến răng và cấu trúc xương hàm)
    • Chi phí: Niềng răng mắc cài sẽ có mức chi phí thấp hơn.
    • Tính thẩm mỹ: Các loại niềng răng trong suốt hay mắc cài sứ sẽ cho tính thẩm mỹ cao hơn.
    • Thời gian niềng: Tình trạng răng và chất lượng của loại niềng răng sẽ quyết định đến thời gian niềng.
    • Tính thuận tiện: Niềng răng tự đóng hay niềng trong suốt sẽ có tính thuận tiện cao hơn.

    Từ đó, kết hợp với các thông tin bác sĩ tư vấn khi niềng để đưa ra lựa chọn phù hợp. Ví dụ: Nếu bạn đọc ưu tiên về chi phí, có thể lựa chọn niềng răng mắc cài kim loại thường, hoặc nếu ưu tiên về tính thẩm mỹ và không quá băn khoăn về chi phí có thể lựa chọn niềng răng trong suốt.  Thực tế, không có loại niềng răng tốt nhất, mà nên là loại niềng răng phù hợp nhất với tình trạng và nhu cầu. Như vậy, quá trình niềng răng sẽ diễn ra hiệu quả và thoải mái. Bên cạnh đó, 

    5 lưu ý quan trọng khi chọn loại niềng răng

    Trên thực tế, có nhiều trường hợp niềng răng trong một thời gian dài, nhưng không mang lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí còn khiến răng yếu hơn. Chính vì vậy để chọn được loại niềng răng phù hợp nhất, ngoài những yếu tố để lựa chọn bên trên, bạn đọc cần lưu ý 5 điều dưới đây để lựa chọn loại niềng răng chất lượng, đảm bảo quá trình niềng răng được diễn ra hiệu quả.

    • Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín về dịch vụ niềng răng
    • Khi lựa chọn loại khí cụ thực hiện niềng, cần kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, tránh sử dụng những loại khí cụ có nguồn gốc không rõ ràng, dẫn đến quá trình niềng răng không đảm bảo hiệu quả.
    • Hỏi bác sĩ chi tiết các thông tin về tình trạng răng, hướng xử lý.
    • Tham khảo kỹ thông tin về đặc điểm, ưu nhược điểm của từng phương pháp dựa trên tình trạng thực tế của bản thân.
    • Chi phí là yếu tố quan trọng, nhưng cần chọn loại niềng răng đảm bảo chất lượng với mức chi phí phù hợp.

    Chi phí niềng răng tại Nha khoa Asia

    Hình ảnh: Feedback khách hàng đã sử dụng dịch vụ tại nha khoa Asia (Nguồn: Nha khoa Asia)
    Ảnh: Feedback khách hàng đã sử dụng dịch vụ tại nha khoa Asia (Nguồn: Nhakhoaasia.com)

    Nha khoa Asia là địa chỉ nha khoa niềng răng tin cậy, sử dụng các loại khí cụ niềng răng chính hãng cùng với đội ngũ bác sĩ nha khoa nhiều năm kinh nghiệm, được đào tạo liên tục giúp quá trình niềng răng được đảm bảo chất lượng.

    Dưới đây là bảng giá niềng răng tham khảo tại Nha khoa Asia:

    Dịch vụ chỉnh nha – Niềng Răng Đơn vị Giá gốc chưa khuyến mãi
    Niềng răng với mắc cài kim loại thông thường cấp độ 1 1 Ca 34.900.000 vnd
    Niềng răng với mắc cài kim loại tự khóa cấp độ 1 1 Ca 37.990.000 vnd
    Niềng răng với mắc cài sứ cấp độ 1 1 Ca 49.900.000 vnd
    Niềng răng với mắc cài pha lê cấp độ 1 1 Ca 51.990.000 vnd
    Niềng răng với mắc cài kim loại thông thường cấp độ 2 1 Ca 43.990.000 vnd
    Niềng răng với mắc cài kim loại tự khóa cấp độ 2 1 Ca 45.990.000 vnd
    Niềng răng với mắc cài toàn sứ cấp độ 2 1 Ca 52.990.000 vnd
    Niềng răng với mắc cài pha lê cấp độ 2 1 Ca 54.990.000 vnd
    Niềng răng với mắc cài kim loại thông thường cấp độ 3 1 Ca 54.990.000 vnd
    Niềng răng với mắc cài kim loại tự khóa cấp độ 3 1 Ca 56.990.000 vnd
    Niềng răng với mắc cài toàn sứ cấp độ 3 1 Ca 65.990.000 vnd
    Niềng răng với mắc cài pha lê cấp độ 3 1 Ca 67.990.000 vnd
    Invisalign – Cấp độ 1 Lộ trình 90.000.000 vnd
    Invisalign – Cấp độ 2 Lộ trình 110.000.000 vnd
    Invisalign – Cấp độ 3 Lộ trình 150.000.000 vnd

    Như vậy, hiện trên thị trường có 2 loại niềng răng chính là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. Tùy theo tình trạng và nhu cầu của từng khách hàng mà có thể lựa chọn loại niềng răng phù hợp và tốt nhất. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn bất cứ loại niềng răng nào, bạn đọc cũng cần được khám, đánh giá, tư vấn bởi bác sĩ nha khoa để đưa ra quyết định. 

    Nguồn: Phòng Marketing

    Bài viết liên quan

    Tư vấn cùng bác sĩ

    Một cuộc hẹn tại Nha Khoa Asia sẽ giải quyết được nhu cầu của Quý khách
    Đặt lịch thăm khám cùng chuyên gia