Trồng răng sứ không có chân răng có tốt không?

Trồng răng không có chân răng được xem là giải pháp phục hình răng mất được khách hàng quan tâm nhất hiện nay. Vậy trồng răng sứ khi bị mất răng như thế nào? Đâu là phương pháp trồng răng sứ không có chân răng tối ưu nhất? Cùng chúng tôi tìm hiểu về bài viết này nhé!

Trồng răng sứ không có chân răng bằng phương pháp nào?
Trồng răng sứ không có chân răng bằng phương pháp nào?

Nguyên nhân gây mất chân răng

Có rất nhiều lý do khiến bạn bị mất răng khi trưởng thành. Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến răng bị mất và không thể phục hồi đó chính là do viêm nha chu. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như:

  • Do tai nạn.
  • Răng mọc lệch, mọc ngầm.
  • Hút thuốc lá thường xuyên.
  • Mắc một số bệnh lý lý như: Nang bướu xương hàm, ung thư hàm mặt và xương hàm. Xương hàm giữ cho từng chiếc răng được cố định, đây cũng là lý do tại sao xương hàm không được tiếp xúc với vi khuẩn vì nhiễm trùng sẽ gây tổn thương và dẫn đến mất chân răng hoặc mất răng.
  • Viêm nướu: Sự tích tụ của vi khuẩn mảng bám sẽ gây kích ứng nướu. Đây có thể là khởi đầu của bệnh nướu răng, tình trạng đỏ và sưng lên khiến bạn chảy máu khi bạn đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa. Nếu điều này không được điều trị, sẽ phát triển sang giai đoạn thứ hai không thể phục hồi là viêm nha chu và cuối cùng là mất răng.
  • Do bẩm sinh không có răng ngay từ khi còn bé.

Hậu quả nghiêm trọng khi mất chân răng

Hậu quả khi mất chân răng là gì?
Hậu quả khi mất chân răng là gì?

Ảnh hưởng rõ ràng nhất của việc bạn mất chân răng là tính thẩm mỹ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý khiến bạn e ngại, thiếu tự tin khi giao tiếp với mọi người. Khi mất răng sẽ làm tiêu xương ổ răng từ chiều rộng bên ngoài đến chiều cao và thể tích xương. Chiều rộng của xương giảm 25% trong năm đầu tiên sau khi mất răng và chiều cao tổng thể sẽ giảm 4 mm trong những năm tiếp theo.

Khi xương mất chiều rộng thì chiều cao và mô nướu cũng giảm dần dẫn đến khả năng ăn nhai và nói chuyện cũng có thể bị suy giảm. Mặt khác, thực phẩm không được nghiền nát sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng.

Sau khi xương ổ răng mất đi thì xương hàm sẽ bắt đầu tiêu lại, khoảng cách từ mũi đến cằm sẽ giảm dần, khiến một phần ba của khuôn mặt dưới bị sụp xuống. Hơn nữa, cằm xoay về phía trước và lên trên, còn má thì bị hóp vào.

Vậy khi gặp vấn đề này thì chúng ta nên giải quyết như thế nào? Có những phương pháp trồng răng sứ không có chân răng nào được sử dụng?

Xem thêm: Tìm hiểu quy trình bọc răng sứ có phải mài răng không

Trồng răng sứ không có chân răng là thế nào?

Khi mất răng, người bệnh thường mất cả chân răng lẫn thân răng nên cơ hội phục hồi là rất thấp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ còn khiến bạn khó khăn  trong việc ăn nhai.

Chính vì thế, phương pháp hữu hiệu lúc này mà bạn có thể làm là trồng răng nhân tạo. Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp trồng răng khác nhau, trong đó trồng răng không có chân là phương pháp hữu hiệu cho phần thân răng.

Trồng răng không có chân răng là gì?
Trồng răng không có chân răng là gì?

Lợi ích của các phương pháp trồng răng sứ không chân

Dưới đây là một số lợi ích đặc biệt của việc áp dụng phương pháp này.

Tăng tính ổn định và độ bền

Một trong những lợi ích quan trọng của việc trồng răng sứ không chân là khả năng tăng tính ổn định và độ bền của răng giả. So với các phương pháp truyền thống, răng sứ không chân được gắn chặt vào cấu trúc hàm răng bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến, giúp răng giả không bị lung lay hoặc lỏng lẻo. Điều này mang lại sự thoải mái khi nhai thức ăn và tăng khả năng chịu lực, giúp người dùng tự tin hơn trong việc sử dụng răng giả.

Giúp giữ nguyên cấu trúc của hàm

Trong quá trình mất răng, cấu trúc của hàm răng thường xuyên phải đối mặt với sự biến đổi và thậm chí là sụp đổ. Sử dụng phương pháp trồng răng sứ không chân giúp duy trì cấu trúc này, ngăn chặn quá trình co rút của xương hàm và giữ cho các răng còn lại không bị dị hình. Điều này không chỉ giữ cho vẻ ngoại hình tự nhiên mà còn bảo vệ sức khỏe của cả hàm răng.

Giúp tránh các vấn đề răng miệng khác

Việc mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau cho sức khỏe răng miệng. Răng sứ không chân không chỉ giúp điều trị tình trạng mất răng mà còn đóng vai trò như một rào cản, ngăn chặn sự lan truyền của các vấn đề như sâu răng, viêm nướu và mất xương hàm. Do đó, việc áp dụng phương pháp trồng răng sứ không chân không chỉ mang lại lợi ích về thẩm mỹ mà còn bảo vệ sức khỏe toàn diện của răng miệng.

Tạo cảm giác tự nhiên và tăng sự tự tin

Không chỉ giữa lại cấu trúc hàm răng mà còn mang lại cảm giác tự nhiên khi sử dụng, răng sứ không chân tạo nên một bức tranh tổng thể về vẻ đẹp của nụ cười. Với kỹ thuật chế tạo hiện đại, răng sứ có thể được tùy chỉnh sao cho phù hợp với màu sắc và hình dáng của răng tự nhiên, giúp người dùng tự tin khi nở một nụ cười tươi tắn.

Mất răng vị trí nào ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều nhất

Vị trí mất răng ảnh hưởng đến sức khỏe rất nghiêm trọng và cần được điều trị ngay từ khi phát hiện. Mất răng toàn hàm thường xảy ra ở người lớn tuổi do sự yếu đuối của răng khi người già càng lớn. Ngoài ra, các vấn đề về sức khỏe răng miệng như sâu răng, bệnh nha chu, và nhiễm trùng chóp chân răng cũng có thể dẫn đến tình trạng mất răng toàn hàm.

Mất răng toàn hàm 

Mất răng toàn hàm thường gặp nhất ở những người lớn tuổi vì càng lớn tuổi răng cũng bắt đầu trở nên yếu hơn. Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân khác như các bệnh lý về răng miệng: sâu răngbệnh nha chu, nhiễm trùng chóp chân răng.

Mất răng số 6 và số 7

Mất răng số 6 và số 7 có thể gây yếu đuối lực nhai của xương hàm. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến tiêu xương răng, làm má bị hóp lại và vùng da quanh miệng trở nên chảy xệ. Đặc biệt, vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng nếu để lâu dài.

Các phương pháp trồng răng sứ không có chân răng hiện nay

Hiện tại, có 2 phương pháp trồng răng sứ không có chân răng được sử dụng phổ biến là hàm tháo lắp và cầu răng sứ.

Trồng răng sứ không có chân răng bằng phương pháp cầu răng sứ

Cầu răng sứ là một trong những giải pháp phục hồi răng cố định rất phổ biến và được nhiều khách hàng quan tâm. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ mài hai răng thật kế cạnh răng mất theo một tỉ lệ nhất định rồi chụp 1 cầu sứ lên trên.

Ưu điểm:

  • Khôi phục một phần chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho người bị mất răng.
  • Giải pháp trồng răng cố định nên không cần phải tháo ra lắp vào, tiện lợi cho ăn uống và vệ sinh.
  • Thời gian sử dụng có thể từ 7-10 năm.

Nhược điểm:

  • Do phải mài 2 răng kế cạnh làm trụ nên các răng này sẽ dần yếu đi. Hơn nữa, nếu không chăm sóc tốt có thể bị hỏng cả cầu răng lẫn răng thật.
  • Không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương.
  • Sau thời gian dài sử dụng cầu răng, phần nướu sẽ hõm xuống sẽ khiến cầu răng lỏng lẻo và buộc phải thay mới.

Xem thêm: So sánh: Nên trồng răng Implant hay Cầu răng sứ

Trồng răng sứ không có chân răng bằng phương pháp cấy ghép Implant

Cấy ghép Implant có phải là phương pháp tốt nhất?
Cấy ghép Implant có phải là phương pháp tốt nhất?

Cấy ghép Implant được xem là phương pháp tối ưu nhất khi mất răng không còn chân răng.

Phương pháp này sẽ sử dụng trụ Implant để cắm trực tiếp vào xương hàm. Trụ Implant có đóng vai trò như chân răng, tạo lực tác động và kích thích xương hàm phát triển.

Sau đó, mão răng sứ sẽ được phục hình cố định lên trên, khi trụ Implant đã được tích hợp chắc chắn vào xương hàm.

Cấy ghép Implant có những ưu và nhược điểm như:

Ưu điểm:

  • Nhờ trụ Implant cấy vào xương hàm, đóng vai trò như chân răng nên có thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương.
  • Tồn tại độc lập, không xâm lấn đến răng kế cận.
  • Ăn nhai thoải mái nhờ cấy ghép răng Implant cứng chắc như răng thật.
  • Khôi phục lại thẩm mỹ khuôn mặt.
  • Phương pháp trồng răng cố định nên dễ dàng vệ sinh răng miệng.
  • Thời gian sử dụng lâu dài, có thể kéo dài đến trọn đời nếu chăm sóc răng miệng đúng cách.

Nhược điểm: Vì trồng răng sứ cố định trên Implant nên sẽ không tồn tại bất kỳ nhược điểm nào trong quá trình sử dụng.

Đâu là phương pháp trồng răng sứ không có chân răng tối ưu nhất?

Phương pháp trồng răng không có chân răng nào tốt nhất là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Từ những thông tin kể trên chắc hẳn bạn cũng thấy rằng việc trồng răng implant mang lại nhiều ưu điểm vượt trội và khắc phục những hạn chế của trồng răng sứ.

Tuy nhiên, nhiều người lo lắng về chi phí thực hiện bởi phương pháp điều trị này có chi phí ban đầu cao hơn so với trồng răng sứ. Thế nhưng, nếu so sánh về độ bền và thời gian sử dụng thì trồng răng implant mang lại nhiều ưu điểm và lợi ích như:

Implant có thể tồn tại đến trọn đời trong khi đó trồng sứ chỉ có thể duy trì được 15 – 20 năm nếu được chăm sóc tốt.

Implant không làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai, răng luôn khỏe. Còn với trồng sứ dễ khiến răng bị yếu và hư hỏng, làm tăng chi phí phục hình.

Implant giúp ngăn ngừa tiêu xương hàm rất còn, còn trồng răng sứ thì không.

Trồng răng implant là lựa chọn thông minh nhất cũng là phương pháp tốt nhất hiện nay.

Có thể thấy, trồng răng sứ không có chân răng bằng phương pháp cấy ghép implant đảm bảo răng hàm hoạt động ổn định, bền chắc trên xương hàm. Ngay cả trường hợp tiêu xương hàm vẫn dễ dàng ghép xương hàm để khắc phục. Đặc biệt, khi được ứng dụng công nghệ hiện đại, máy móc tiên tiến, bác sĩ tay nghề vào điều trị sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị và hiệu quả cao hơn.

Do đó, nếu tính về lâu dài thì giải pháp trồng răng không có chân răng bằng phương pháp cấy ghép implant hoàn toàn xứng đáng với chi phí mà bạn bỏ ra. Đây là một sự lựa chọn tuyệt vời khi bạn bị mất răng.

Với những thông tin về trồng răng sứ không có chân răng trên chắc chắn đã giúp bạn có những kiến thức hữu ích, có sự lựa chọn tốt cho mình. Dựa vào những ưu điểm của phương pháp trên sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tốt nhất. Nếu bạn đang quan tâm về việc trồng răng sứ không có chân răng hoặc các vấn đề liên quan thì hãy liên hệ với Nha khoa Asia để được tư vấn nhé!

>>>Tham khảo:

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *