Trẻ sốt mọc răng 39 độ nguy hiểm không? Bố mẹ cần làm gì cho bé?

Trẻ sốt mọc răng 39 độ là một trong những vấn đề phổ biến và lo lắng của các bậc phụ huynh. Vậy trẻ mọc răng sốt 39 độ thì phải làm sao? Hiểu rõ triệu chứng, cách nhận biết và các biện pháp giảm sốt an toàn là điều quan trọng để chăm sóc cho sức khỏe của bé yêu. Hãy cùng Nha khoa Asia tìm hiểu kỹ vấn đề này trong bài viết dưới đây!

Quá trình trẻ mọc răng như thế nào?

Răng của trẻ mọc theo trình tự nhất định, tuy nhiên, thời gian mọc răng ở mỗi trẻ có thể khác nhau. Dưới đây là thời điểm mà cha mẹ thường thấy răng mọc ở các trẻ:

  • 6-7 tháng tuổi: Trẻ thường mọc 2 chiếc răng cửa dưới đầu tiên. Một số trẻ 3 tháng tuổi cũng đã có thể mọc 2 chiếc răng này. Đây là giai đoạn trẻ dễ bị sốt khi mọc răng, nhiệt độ có thể lên tới 39 độ và là điều mà cha mẹ cần chú ý.
  • Tháng thứ 8 – 12: Trẻ thường mọc 2 chiếc răng cửa trên.
  • 9-13 tháng tuổi: 2 răng cửa bên của hàm trên thường mọc.
  • 10-16 tháng tuổi: Trẻ thường mọc 2 răng cửa bên của hàm dưới.
  • 16-22 tháng tuổi: 2 chiếc răng nanh của hàm trên thường mọc.
  • 14-18 tháng tuổi: 2 răng hàm dưới, cách một vị trí so với các răng cửa.
  • 17-23 tháng tuổi: Thường là thời kỳ mọc 2 chiếc răng nanh của hàm dưới.
  • 23-31 tháng tuổi: Mọc 2 chiếc răng hàm phía dưới tiếp theo.
  • 25-33 tháng tuổi: Thường là thời điểm mọc 2 chiếc răng hàm trên cuối cùng.
Trẻ mọc răng theo trình tự nhưng có thể có sự chênh lệch về thời gian chưa đến 1 năm
Trẻ mọc răng theo trình tự nhưng có thể có sự chênh lệch về thời gian chưa đến 1 năm

Dấu hiệu trẻ sốt mọc răng 39 độ

Trẻ có thể phát sốt do nhiều nguyên nhân, nhưng khi mọc răng, việc này thường đi kèm với các dấu hiệu sau:

  • Sốt từ nhẹ đến cao, có thể đạt đến 39 độ C.
  • Dịch nhầy, nước mũi chảy.
  • Trẻ có thể từ chối ăn hoặc quấy khóc.
  • Khu vực miệng và cổ có thể xuất hiện phát ban tạm thời do dịch nhầy chảy nhiều.
  • Thích đưa tay hoặc vật gì đó vào miệng để cắn, nhai.
  • Nướu sưng to và có màu đỏ.
  • Thay đổi trong việc ngủ, có thể khó ngủ hoặc hay thức giấc.
  • Thường có hành động kéo tai, xoa má.

Trong giai đoạn mọc răng, vùng nướu sẽ sưng và bong ra do răng đang nảy lên, gây ra cảm giác đau và có thể gây sốt ở trẻ. Thông thường, trẻ có thể sốt khoảng 38 độ C, tuy nhiên, có trẻ không bị sốt hoặc cũng có trường hợp trẻ sốt khi mọc răng lên đến 39 độ C kèm theo các triệu chứng đã được đề cập.

Trẻ bị sốt do mọc răng kèm theo chảy dãi nhiều
Trẻ bị sốt do mọc răng kèm theo chảy dãi nhiều

Cách phân biệt trẻ sốt mọc răng 39 độ và sốt thông thường

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên cơ thể chúng dễ bị nhiễm bệnh, khiến sốt trở thành một biểu hiện phản ứng của cơ thể đối với nhiễm trùng hoặc bệnh. Vì thế, trẻ có thể gặp sốt từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng làm thế nào để phân biệt giữa sốt mọc răng ở mức 39 độ và sốt do bệnh?

Cả hai trường hợp này, cơ thể trẻ đều tăng nhiệt độ và có các dấu hiệu như quấy khóc, mệt mỏi và không ngon miệng. Tuy nhiên, phụ huynh có thể nhận biết sự khác biệt bằng cách quan sát nướu sưng đỏ, dịch nhầy chảy, sở thích gặm, cắn đồ vật khi trẻ sốt do mọc răng. Trong trường hợp này, trẻ thường chỉ sốt nhẹ, chưa tới 38 độ, thậm chí có trẻ không sốt. Trái lại, sốt do bệnh thông thường, nhiệt độ thường cao hơn 38 độ và đi kèm với các triệu chứng như mệt mỏi, cảm giác lạnh, đau họng, ho, và viêm mũi.

Trẻ sốt mọc răng có sự khác biệt với sốt do bệnh lý
Trẻ sốt mọc răng có sự khác biệt với sốt do bệnh lý

Cần làm gì khi trẻ sốt mọc răng 39 độ?

Khi trẻ bị sốt do mọc răng, có nên tắm không? Đối với trẻ chỉ bị sốt nhẹ do mọc răng, cha mẹ có thể thực hiện những phương pháp hạ sốt thông thường như tắm hoặc lau sạch cơ thể của trẻ bằng nước ấm, áo quần thoải mái và tạo điều kiện cho trẻ uống nhiều nước.

Tuy nhiên, đối với trẻ có sốt mọc răng lên tới 39 độ, việc chăm sóc cần phải cẩn thận hơn. Trong trường hợp sốt cao, tốt nhất là đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn cách điều trị hạ sốt tại nhà.

Một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ trong trường hợp sốt do mọc răng gồm:

  • Áp dụng các biện pháp hạ sốt đơn giản như lau sạch cơ thể, áo quần thoải mái, bú sữa nhiều và uống đủ nước.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh sử dụng aspirin.
  • Không chà xát gel, thuốc hoặc cồn vào nướu của trẻ.
  • Có thể cho trẻ ngậm vòng silicon hoặc dùng khăn ẩm mềm từ tủ lạnh để giúp trẻ giảm cảm giác ngứa ngáy vùng nướu.
  • Rửa sạch tay và massage nhẹ nhàng nướu của trẻ.
  • Lau dãi thường xuyên để tránh hăm và phát ban quanh miệng, cổ.
  • Trẻ có thể nhai các loại bánh ăn dặm để giúp trẻ tập nhai và giảm khó chịu.
  • Tránh bế trẻ ra ngoài và không ủ ấm quá kỹ, đặc biệt trong mùa hè, nên để trẻ vui chơi, nghỉ ngơi tại nơi thoáng đãng nhưng không có gió lùa.

Mẹo trị sốt mọc răng cho bé hiệu quả

Khi thấy trẻ sốt mọc răng 39 độ, bạn có thể thử áp dụng một số phương pháp tự nhiên sử dụng các nguyên liệu đơn giản có sẵn trong vườn hoặc nhà bếp như sau:

Dùng lá hẹ

Lá hẹ được biết đến với khả năng diệt khuẩn và kháng viêm, là một loại thảo dược an toàn và dịu nhẹ. Trong trường hợp trẻ bị sốt do mọc răng, lá hẹ có thể được sử dụng để giúp làm giảm các triệu chứng. Mẹ có thể sử dụng lá hẹ sau khi rửa sạch, xay nhuyễn để lấy nước làm việc lau sạch nướu và lưỡi, giúp làm sạch khoang miệng, diệt khuẩn và làm dịu vùng nướu, đồng thời giúp hạ sốt.

Theo kiến thức dân gian, mẹ thường dùng 7 lá hẹ cho bé trai và 9 lá cho bé gái. Tuy nhiên, một số trẻ có thể không chịu hợp tác do mùi hăng của lá hẹ. Trong trường hợp này, mẹ có thể thử dùng gạc thấm nước cốt lá hẹ, sau đó massage nhẹ vào vùng nướu sưng đỏ khi bé đang ngủ. Có thể sử dụng cả lá hẹ tươi hoặc nước cốt từ lá hẹ đã chín.

Dùng rau ngót

Rau ngót, với tính mát và vị ngọt, được biết đến với khả năng hoạt huyết, tiêu viêm và giải độc. Trong các phương pháp hạ sốt cho trẻ khi mọc răng, rau ngót được coi là một trong những lựa chọn hiệu quả. Mẹ có thể chuẩn bị rau ngót bằng cách ngâm trong nước muối, sau đó rửa sạch và xay nhuyễn. Sử dụng gạc thấm nước cốt từ rau ngót để massage nhẹ và đều quanh miệng của trẻ, tập trung vào vùng nướu bị sưng đau do quá trình mọc răng.

Hạ sốt do mọc răng bằng rau ngót là cách dân gian hiệu quả
Hạ sốt do mọc răng bằng rau ngót là cách dân gian hiệu quả

Dùng nước đậu xanh

Đậu xanh với tính mát, có khả năng thanh nhiệt và giảm đau, có thể được sử dụng như một biện pháp giúp giảm đau và sốt do quá trình mọc răng ở trẻ. Mẹ có thể thực hiện như sau: Lấy một chén đậu xanh còn vỏ, cán vỡ đôi, rửa sạch và để ráo. Sau đó, đun đậu xanh cùng nước trong nồi khoảng 15 phút, không nấu quá lâu. Khi đã nguội, lấy nước từ đậu xanh, sử dụng gạc thấm nước đậu xanh, sau đó rơ lưỡi và vùng nướu của trẻ.

Trên đây là hướng dẫn cách nhận biết và và giảm sốt khi thấy trẻ sốt mọc răng 39 độ. Tuy nhiên nếu phương pháp trên chỉ áp dụng với các trường hợp sốt nhẹ, nếu thấy cơn sốt kéo dài ba mẹ nên đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế gần nhất.

>>>Tham khảo:

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *