Nếu bạn chưa biết trám răng là gì? Đừng lướt qua bài viết này

Trám răng- thuật ngữ nha khoa không mấy xa lạ với nhiều người. Vậy trám răng là gì? Bạn đã biết gì về kỹ thuật trám răng này? Tất cả thông tin sẽ được Nha khoa Asia cập nhật chi tiết, đầy đủ dưới đây. Mong rằng, sau khi tham khảo bài viết bạn sẽ hiểu được rõ hơn trám răng là gì?

Liệu rằng bạn đã biết trám răng là gì?

Trám răng là gì? Trám răng là một kỹ thuật nha khoa xuất hiện từ rất lâu về trước, cho đến hiện nay phương pháp này vẫn luôn được ưa chuộng. Theo đó, trám răng là một trong những cách giúp răng phục hồi về trạng thái bình thường khi gặp các tổn thương như sâu răng, sứt mẻ răng, mài mòn chân răng,…. 

Trám răng là gì
Liệu rằng bạn đã biết trám răng là gì?

Hiện có rất nhiều loại vật liệu được sử dụng trong quá trình trám răng như kim loại quý, GIC, nhựa composite,… Những loại vật liệu này sẽ được sử dụng với mục đích lấp đầy chỗ trống còn thiếu trên răng. Trên cơ sở đó, các bác sĩ sẽ sử dụng các công cụ, thiết bị y khoa để hàn gắn giúp cố định miếng trám. Thời gian xử lý và trám răng diễn ra nhanh chóng, an toàn cho người bệnh. Tùy thuộc vào từng cơ sở nha khoa sẽ có những phác đồ và phương pháp trám răng khác nhau.

Kỹ thuật trám răng diễn ra như thế nào?

Sau quá trình thăm khám, kiểm tra tình trạng răng miệng, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp trám răng phù hợp. Và kỹ thuật trám răng sẽ được tiến hành bởi các bước cơ bản như sau:

Trám răng là gì
Kỹ thuật trám răng diễn ra như thế nào?

Bước 1: Tiến hành gây tê

Như đã đề cập, kỹ thuật trám răng được thực hiện nhanh chóng, đơn giản và không quá đau. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp nhạy cảm, cần xử lý chuyên sâu thì bác sĩ sẽ tiến hành gây tê. Việc gây tê nhằm mục đích giúp bệnh nhân không còn cảm giác đau, sợ hãi trong quá trình trám răng.

Bước 2: Xử lý bề mặt răng

Bất kỳ tình trạng răng miệng như nào, khi thực hiện trám răng bề mặt cần phải được xử lý sạch sẽ. Với những chiếc răng sâu, phần mô răng sâu sẽ được cắt bỏ và làm sạch. Đối với những miếng trám cũ nếu muốn thay thế, bác sĩ cũng cần loại bỏ đi lớp trám cũ. Quá trình xử lý bề mặt giúp cho việc trám răng được chắc chắn, giúp răng luôn được khỏe mạnh, tránh tình trạng tái phát.

Bước 3: Đặt vật liệu trám vào vị trí cần trám

Ở bước này, vật liệu sau khi được lựa chọn sẽ đưa vào vị trí trống cần lấp đầy trên răng. Tiếp đó, bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị như laser, keo dán chuyên dụng để cố định, hàn chắc miếng trám bám chặt trên răng.

Trám răng là gì
Đặt vật liệu trám vào vị trí cần trám

Bước 4: Làm bóng bề mặt

Sau khi kết thúc kỹ thuật trám, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát và làm bóng bể mặt răng được trám. Cũng tại đây, bạn sẽ được kiểm tra lại khớp cắn, đảm bảo cho chiếc răng thực hiện chức năng nhai như bình thường. Với những trường hợp khớp cắn bị lệch, nhanh chóng bạn sẽ được bác sĩ điều chỉnh lại.

Trên đây là 4 bước cơ bản để thực hiện kỹ thuật trám răng mà bài viết muốn cung cấp để bạn được rõ hơn.

Trám răng có độ bền lâu không?

Độ bền, tuổi thọ của miếng trám răng như nào? Đây vẫn là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của khách hàng. Theo đó, tuổi thọ miếng trám sẽ phụ thuộc phần lớn vào vật liệu trám mà bạn đã lựa chọn. Với những miếng trám bằng chất liệu nhựa composite thường có tuổi thọ từ 3 năm hoặc lâu hơn. Ước tính trung bình tuổi thọ trám răng sẽ từ 5 đến 10 năm. Với những vật liệu trám từ kim loại như vàng thì thường sẽ có tuổi thọ lên đến hàng chục năm.

trám
Đối tượng nào cần trám răng?

Để kéo dài tuổi thọ, độ bền miếng trám răng được tốt bạn cần nắm rõ một số vấn đề liên quan như:

Chăm sóc răng đúng cách

Khu vực trám cũng cần được vệ sinh sạch sẽ như bình thường. Bạn cần vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn góp phần đẩy lùi sự phát triển của sâu răng.

Không nên nghiến răng

Với những trường hợp thường xuyên nghiến răng, đây là một hành động gây hại cho răng đặc biệt là những chiếc răng được trám. Khi gặp tình trạng này, bạn nên liên hệ đến địa chỉ nha khoa uy tín để được các bác sĩ trực tiếp kiểm tra, tư vấn thêm.

Như vậy, trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến kỹ thuật trám răng. Tin chắc rằng, bạn đọc đã biết trám răng là gì và đã có được cho mình thêm hiểu biết về phương pháp trám răng.

 

0/5 (0 Reviews)