Nhiều người gặp phải trường hợp răng bọc sứ bị đau và điều này khiến cho mọi người thắc mắc về lý do dẫn đến hiện tượng này. Bài viết này từ NHA KHOA ASIA sẽ đem đến cho bạn câu trả lời chính xác nhất và cách khắc phục răng ê sau khi bọc sứ hiệu quả, an toàn nhất.

Tại sao nhiều người bọc răng sứ bị đau?
Bọc răng sứ chính là phương pháp can thiệp thẩm mỹ giúp chúng ta có được hàm răng đẹp, đem đến cho người thực hiện một nụ cười tự tin nhất. Giảm thiểu tình trạng răng hô, răng thưa, vẩu, răng ố vàng,… Nhiều người cho rằng bọc răng sứ là sử dụng răng giả nhưng thực chất nó chỉ là thay thế lớp men răng bên ngoài mà thôi và nó không ảnh hưởng đến chức năng răng, nướu của bạn.
Tuy nhiên, có thể thấy biểu hiện sau khi bọc răng sứ mà nhiều người gặp phải đó chính là bị đau, ê nhức răng và nướu. Có người sẽ ê nhẹ trong vòng vài ngày nhưng cũng có người chịu cảnh răng bọc sứ bị đau kéo dài mà không biết lý do vì sao và làm thế nào để giảm cảm giác đau.
Mỗi người sẽ có tình trạng về răng miệng khác nhau và điều đó cũng sẽ tác động đến việc đau nhiều hay đau ít sau khi làm răng sứ. Việc đau nhiều hay đau ít khi bạn làm răng sứ xong cũng còn liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Tiếp theo đây sẽ là những nguyên nhân vì sao bạn bị răng ê sau khi bọc sứ.

Bị viêm tủy nhưng không điều trị trước khi bọc sứ
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng sau khi bọc răng sứ bị đau nhức đó chính là vấn đề về răng miệng trước khi bọc răng sứ không được điều trị kịp thời, trong đó là bệnh viêm tủy. Bởi nếu như không điều trị tủy răng một cách hợp lý và dứt điểm trước khi bọc sứ sẽ dễ dàng dẫn đến hiện tượng hoại tử vết tủy răng, nó tấn công vào dây thần kinh và dẫn đến việc ê răng, đau buốt liên tục không ngừng.
Thậm chí những cơn đau này sẽ dẫn đến việc suy nhược, đau đến mất ăn mất ngủ. Đương nhiên là không phải trường hợp nào cũng cần phải lấy tủy trước khi bọc răng sứ, chỉ khi bị viêm tủy thì bạn mới cần thiết chữa trị trước. Vì vậy mà để an toàn, bạn sẽ được nha khoa uy tín tiến hành thăm khám, lên phác đồ điều trị trước.

Không điều trị sâu răng, viêm nha chu
Đương nhiên không chỉ viêm tủy dẫn đến trường hợp răng bọc sứ bị đau mà bạn còn có thể nghĩ đến trường hợp bị viêm nha chu hoặc răng sâu chưa được điều trị. Với vấn đề răng sâu, nếu như không làm sạch, sát khuẩn vết sâu răng trước khi bọc sứ thì sẽ dẫn đến nhiễm trùng vết bọc và khiến bạn bị ê buốt, bọc răng sứ xong nhai bị đau.
Còn đối với viêm nha chu không điều trị mà bọc sứ thì sẽ khiến cho tuổi thọ răng sứ của bạn bị giảm sút nghiêm trọng và nguy hiểm hơn là mất khuôn răng thật của bạn. Bởi dấu hiệu của viêm nha chu là tụt lợi và sẽ khiến răng sứ của bạn dễ bị tuột khỏi chân hàm.

Không chỉnh khớp cắn trong quá trình bọc sứ cho răng
Nguyên nhân của việc sau khi bọc răng sứ bị nhức còn liên quan đến việc bác sĩ không chỉnh khớp cắn trong quá trình bọc sứ hoặc chỉnh khớp cắn không chuẩn. Bởi thao tác chỉnh khớp cắn không chuẩn sẽ gây ra tình trạng bị vướng hoặc cộm, đau khớp thái dương, dẫn đến hiện tượng ê buốt khi nhai. Nếu như không thăm khám và điều trị, chỉnh nha kịp thời sẽ dễ ảnh hưởng đến răng thật.
Chế tác răng sứ không chuẩn, không khớp
Nếu như quá trình chế tác răng sứ không chuẩn, không khớp với cấu trúc hàm của bạn cũng sẽ dẫn đến việc răng bọc sứ bị đau bởi lúc này, răng khi gắn vào hàm sẽ không khớp và bị hở, khi bạn ăn uống sẽ tác động lực vào răng thật dẫn đến ê buốt và biến chứng sau khi bọc răng sứ. Việc chế tác răng không tốt liên quan đến độ uy tín của nha khoa, vì vậy mà bạn cần chọn một nha khoa uy tín để thực hiện bọc răng sứ và bạn có thể tham khảo NHA KHOA ASIA với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao.

Bọc răng sứ bị đau có nguy hiểm hay không?
Nhiều người thắc mắc bọc răng sứ bị đau có nguy hiểm hay không, câu trả lời dành cho bạn là nếu như chỉ bị đau, ê buốt, bọc răng sứ bị đau nướu trong vòng 1 – 2 ngày thì đó là phản ứng hoàn toàn bình thường và bạn cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu như thời gian đau kéo dài thì bạn cần cẩn thận và liên hệ với nha khoa ngay để được thăm khám kịp thời, tránh gặp những trường hợp đáng tiếc ảnh hưởng sức khỏe của bạn.
Bạn cần lưu ý không nên tự mua thuốc giảm đau để uống nếu gặp trường hợp này. Bạn cần sự can thiệp, thăm khám từ bác sĩ để có được những chẩn đoán tốt nhất và được kê thuốc phù hợp. Qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tìm ra được nguyên nhân chính xác nhất dẫn đến việc đau nhức răng của bạn và sẽ giúp bạn trị dứt điểm hoàn toàn.

“Bỏ túi” ngay cách chăm sóc răng sau khi bọc sứ
Để hạn chế cũng như tránh được nguy cơ khiến răng bọc sứ bị đau thì bạn cũng cần lưu ý đến vấn đề chăm sóc răng miệng sau khi làm răng. Việc chăm sóc răng cũng sẽ làm tăng tuổi thọ của răng sứ. Bạn hãy bỏ túi những cách chăm sóc răng hiệu quả như sau:
- Sau khi làm răng, bạn cần lưu ý sử dụng bàn chải có cọ mềm, kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm và sử dụng tăm nước với lực nước vừa phải để tránh làm tổn thương răng.
- Để làm sạch kẽ răng thì bạn còn có thể sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm, sử dụng nước súc miệng để tăng khả năng làm sạch răng miệng và làm sạch các mảng bám.
- Đến nha khoa khám răng định kỳ theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo 6 tháng 1 lần để cạo vôi răng nhằm đảm bảo các mảng bám không ảnh hưởng đến chân răng bọc sứ.
Thêm vào đó, lời khuyên mà chúng tôi muốn dành cho bạn đó chính là cần tìm kiếm cho mình cơ sở thẩm mỹ uy tín. Với những cơ sở thiếu uy tín, không có bác sĩ tay nghề cao sẽ khiến cho bạn chịu cảnh “tiền mất tật mang”, không chỉ mất trắng tiền mà còn dẫn đến các nguy cơ bệnh về răng miệng.
Việc tìm đến những cơ sở thẩm mỹ sẽ giúp bạn có được hàm răng đẹp với giá cả phải chăng, đem lại diện mạo mới cùng nụ cười đầy tự tin. Tại đây, bạn sẽ được trải qua quá trình thăm khám chi tiết, an toàn và có được phác đồ điều trị rõ ràng, hiệu quả nhất.

Kết luận
Bài viết này, chúng tôi đã đem đến cho bạn lời giải đáp về vấn đề tại sao răng bọc sứ bị đau và vấn đề này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng của bạn hay không. Bên cạnh đó là những chia sẻ về việc làm thế nào để chăm sóc răng miệng một cách hiệu quả nhất khi làm răng sứ. Làm răng sứ sẽ có những mức giá khác nhau, bạn hãy tham khảo ngay bảng giá tại NHA KHOA ASIA để đem về cho mình quyết định đúng đắn nhất.