Có thể nói khi nhắc đến niềng răng thì hầu hết những bạn rẻ điều biết đến và đã từng tìm hiểu qua về phương pháp này. Phương pháp này được thực hiện phổ biến cứ 10 trường hợp sẽ có 9 trường hợp tham gia niềng răng.
Niềng răng là gì?
Là phương pháp sử dụng y dụng cụ nha khoa điều chỉnh lại răng mọc lệch như bị hô, móm, thưa,.. Phương pháp niềng răng sẽ mang lại hiệu quả cho bạn có một hàm răng thẩm mỹ với một nụ cười tỏa sáng và tự tin hơn.

Dụng cụ niềng răng là gì?
Dụng cụ niềng răng phổ biến nhất được gọi là vít niềng răng là một loại chuyên dụng dùng trong nha khoa, được làm bằng titanium. Có diện tích khá nhỏ để đảm bảo nhu cầu thẩm mỹ, đường kính từ 1.4 – 1.6 mm, và chiều dài khoảng 12-16 mm. Phương pháp niềng răng này còn được gọi là niềng răng truyền thống hoặc kim loại. Chất liệu mắc cài kim loại được làm từ thép không gỉ, bạc hoặc vàng. Những chất liệu này được nghiên cứu bởi y tế nên tuyệt đối an toàn với người sử dụng.

Phương pháp niềng răng mới hiện đại bây giờ được nhiều bạn trẻ biết đến và tìm hiểu chính là niềng răng trong suốt. Vì sao được gọi là niềng răng trong suốt? Bởi vì phương pháp này được thực hiện bởi chất liệu trong suốt Invisalign (còn được gọi là nhựa dẻo) được nghiên cứu bởi các nhà khoa học Mỹ và sản xuất.

Niềng răng trong suốt có tuổi đời sinh ra vào năm 1997 và phát triển ở thị trường Mỹ. Vào thị trường Việt Nam độ khoảng năm 2005 và phát triển thịnh hàng hơn ở những năm gần đây. Bởi vì xã hội càng phát triển nhu cầu làm đẹp khép kín ngày càng được mở rộng hơn nên niềng răng trong suốt được nhiều người quan tâm nhất. Có lẽ đây chính là một bước tiến nổi bật trong nền nha khoa.
Ngoài ra còn phương pháp niềng răng mắc cài đó là mắc cài bằng sứ, mắc cài tự khóa và mắc cài mặt lưỡi. Những chất liệu này được làm từ sứ.
Niềng răng có đau không
Niềng răng là sử dụng biện pháp y khoa gắn mắc cài vào răng để nắn chỉnh răng vào vị trí trên cung hàm, giúp hàm răng điều đặn, thẳng hàng và đúng khớp cắn chuẩn. Trong quá trình chỉnh răng dây sẽ siết chặt và gây ra tình trạng ê buốt. Cảm giác ê buốt chỉ kéo dài trong vài ngày bạn thực hiện điều chỉnh niềng răng. Phương pháp niềng răng ngày càng được cải tiến nên bạn yên tâm nhé, bác sẽ sẽ tính toán hạn chế giảm sự đau buốt cho bạn trong quá rình điều chỉnh răng niềng.
Một quá trình niềng răng sẽ diễn ra trong 1,5 năm đến 2 năm tùy vào độ lệch hàm răng của bạn. Và bạn sẽ trải qua những giai đoạn ê buốt sau:
- Khi tách kẻ răng: bước đầu khi bạn thực hiện tách kẻ răng, giúp tạo khoảng trống giữa răng giúp răng di chuyển khi niềng. Quá trình sau khi thực hiện bạn sẽ cảm thấy ê buốt thậm chí sẽ ảnh hưởng đến việc bạn ăn uống nhai thức ăn.

- Nhổ răng tạo khoảng cách dịch chuyển cho răng: có thể nói đây là giai đoạn đau nhất. Nhưng bạn đừng quá lo lắng nhé vì dưới sự tay nghề cao của bác sĩ bạn sẽ được “an toàn”. Cảm giác đau này cũng nằm trong ngưỡng chịu đựng của mỗi người.

- Một tuần sau khi thực hiện gắn mắc cài: có thể bạn sẽ thấy khó chịu vì chưa quen dần với việc có vật thể trong răng chúng ta hoặc sẽ có một số bạn cảm thấy thú vị với những chiếc mắc cài này. Quá trình này sẽ diễn ra ê buốt trong khoảng thời gian đầu.
- Khi siết răng định kì: trong quá trình niềng răng bạn sẽ được bác sĩ đưa ra lịch thăm khám răng niềng của bạn. Điều này để đảm bảo rằng răng bạn luôn ở trong quá trình theo dõi và siết chặt theo giai đoạn. Giai đoạn siết chặt này vì sẽ dùng lực nên gây cho bạn cơn đau. Nhưng cơn đau cũng chỉ kéo dài trong giai đoạn đầu
Làm thế nào để giảm cơn đau trong quá trình niềng răng?
Để giảm thiểu cơn đau trong quá trình niềng răng tay nghề bác sĩ cũng là yếu tố quyết định trong việc niềng răng có đau nhiều hay không vì vậy trong quá trình tìm hiểu niềng răng bạn cần tìm nơi cơ sở nha khoa uy tín nhất để công nghệ nha khoa được nâng cao bạn sẽ giảm được một phần nào sự đau trong quá trình thực hiện niềng răng.

- Mắc cài cũng là yếu tố quan trọng trong việc ê buốt nhiều hay ít, không nên lựa chọn mắc cài thông thường vì mắc cài thông thường sẽ không có tính ổn định, độ bền thấp nên dễ gây ra quá trình đau nhức trong khi thực hiện và sau thực hiện gắn mắc cài.
- Tay nghề bác sĩ cũng là phần quyết định thứ hai, nếu bạn chọn một nha khoa có giá tiền rẻ thì đi đôi với tay nghề bác sĩ còn non trẻ kinh nghiệm chưa cao cũng sẽ không đảm bảo lắm trong quá trình niềng của bạn.
- Và yếu tố cuối cùng là nền xương răng bạn chắc khỏe không? Nếu nền xương răng chắc khỏe sẽ giúp bạn giảm một phần nào đó đau khi niềng răng. Xương răng không tốt sẽ gây khó chịu khi có lực kéo tác động và răng chưa kịp thích ứng.
Trường hợp nên cần niềng răng?
Một hàm răng không được chăm sóc ngay từ ban đầu sẽ gây ra những bệnh lý về răng hàm mặt, nếu ngay lúc nhỏ bạn thường không đánh răng sẽ gây ra những yếu tố như sâu răng và những chiếc răng hư đó sẽ gây hại lâu dài với hàm răng của bạn. Vì một chiếc răng bị sâu sẽ khó rụng tự nhiên nên khi một chiếc răng mới đến tuổi phát triển sẽ mọc chồng chéo lên chiếc răng cũ đó gây ra hiện tượng lệch răng và lồi lõm không đều hàng. Một số bệnh lý khác như bị thưa thớt hay khểnh lệch lạc. Để cải thiện tình trạng hàm răng bạn cần điều chỉnh răng ngay từ bây giờ. Đây là những trường hợp cần điều chỉnh răng nhất để có một hàm răng đẹp từ ngay bây giờ.
Những trường hợp cần được thăm khám tư vấn điều chỉnh răng hàm bằng phương pháp niềng răng:
-
Răng bị hô hoặc bị móm
Trường hợp này là quá trình mọc răng đưa ra bên ngoài hoặc bị thụt vào bên trong. Khi bạn thực hiện quá trình niềng bác sĩ sẽ nhổ bớt răng bị dư ra trên hàm để tạo khoảng cách vừa đủ cho răng di chuyển trong quá trình gắn niềng.
-
Răng mọc lộn xộn chen chút không mọc đều
Trường hợp này là do xương hàm bạn quá nhỏ không đủ vị trí cho răng, bạn sẽ phải nhỏ bớt răng để tạo khoảng trống cho răng mọc đều lại.
-
Răng đã đều nhưng không vào đúng chuẩn
Vì một hàm răng đạt chuẩn sẽ rơi vào những yếu như trắng sáng, răng có bề mặt bằng nhau và đều như bắp. Nếu bạn theo chuẩn cái đẹp hay quan tâm đến ngoại hình thì mình nghĩ cũng nên niềng răng nhé.
Độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng?
Trẻ em sau khi phát triển toàn bộ răng thay đi những chiếc răng sữa thì 12 tuổi là độ tuổi thích hợp nhất để trẻ thực hiện niềng răng.
Việc thực hiện niềng răng sớm này sẽ không ảnh hưởng gì đến quá trình học tập hay sự phát triển của bé mà còn mang lại nhận thức tốt cho bé về việc thực hiện, nghĩa vụ vệ sinh răng miệng và giữ gìn răng miệng của mình.

Các bậc phụ huynh nên đảm bảo rằng việc chọn nha khoa uy tín nhất để được hỗ trợ về trang thiết bị cũng như kinh nghiệm tay nghề của bác sĩ giúp bé giảm đi phần đau buốt khi thực hiện niềng răng. Hãy động viên bé và bên cạnh bé trong quá trình niềng và chăm sóc sau khi niềng nhé điều này khiến bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn giảm đi sự áp lực “phòng khoa”
Đối với người trưởng thành như chúng ta thì độ tuổi dù 20 hay 40 điều có thể thực hiện được, thậm chí là người lớn tuổi. Nên bạn cũng đừng quá lo lắng về tuổi tác khi niềng nhé. Đến ngay phòng khoa để bác sĩ thăm khám và đưa cho bạn những biện pháp niềng răng tốt nhất.
Những loại niềng răng cơ bản trên thị trường
Trên thị trường niềng răng được chia làm hai phương pháp là thẩm mỹ và truyền thống.
-
Niềng răng thẩm mỹ
Là phương pháp niềng dấu đi mắc cài bằng cách phần mắc cài đó được làm bằng sứ tiệp màu cùng với màu răng của bạn. Hoặc phần niềng được dấu vào phía trong hướng lưỡi phương pháp này đòi hỏi cao về tính thẩm mỹ và quá trình tỉ mỉ khi làm chi phí sẽ cao hơn phần niềng răng cơ bản. Ngoài ra hiện nay trên thị trường còn có một phương pháp niềng răng trong suốt. Niềng răng trong suốt với độ siết rất thấp nên chỉ phù hợp với những bạn đã có hàm răng khá điều đặn và muốn cải thiện thêm.
-
Niềng răng truyền thống
Là phương pháp niềng răng bằng mắc cài kim loại với phương pháp này có giá thành rẻ hơn so với niềng răng thẩm mỹ. Phần niềng kim loại có màu nổi bật do đó là màu kim loại nên sẽ không tiệp với màu răng nên sẽ lộ ra khuyết điểm nhìn thấy phần niềng của bạn.

Cách vệ sinh răng niềng? Và hạn chế sau khi niềng răng là gì?
Cách vệ sinh răng niềng
- Khi niềng răng phần răng hàm bạn sẽ trở nên khó khăn hơn trong quá trình vệ sinh nên bạn cần phải sử dụng bàn chải có bề mặt lông mềm mịn để răng bạn không bị cọ sát quá mức. Và hãy nhớ rằng bàn chải của bạn luôn được thay mới. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về bạn chảy chuyên dụng cho răng niềng nhé.
- Ngoài ra bạn cần phải vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa để lấy đi phần thức ăn bị dính lại trong phần răng bàn chải không thể cọ sát đến. Hãy sử dụng nước súc miệng và kem có chứa Fluoride chúng có tác dụng làm chắc răng trong quá trình chỉnh nha.

Hạn chế sau khi niềng răng
- Bạn không nên ăn đồ ăn quá cứng để tránh tiếp xúc bề mặt nhai quá mạnh và không nên ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ gây sâu răng làm ảnh hưởng quá trình điều chỉnh.
- Nếu bạn đã ăn vặt hay đồ ngọt thì hãy nhớ đánh răng nhé để lấy đi những chất đường ngọt gây hại.
- Bạn cần thăm khám định kì đúng hẹn để đảm bảo rằng bác sĩ theo dõi tình trạng răng của bạn và tư vấn suốt quá trình niềng răng.
Trên đây là những chia sẽ về niềng răng và kiến thức thông thường khi bạn niềng răng. Mình hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Và đây là video tham khảo cũng như những giải đáp về niềng răng.
Trên thị trường có rất nhiều nha khoa cũng như cơ sở y tế chỉnh khoa nên sẽ có những mức giá niềng khác nhau. Bạn có thể tham khảo và tìm hiểu mức giá điều chỉnh răng tại nha khoa mình nhé.