Kiến thức nha khoa

Chữa tật nghiến răng khi ngủ như thế nào?

  • Chủ nhật, Ngày 04/11/2023
  • Nghiến răng là tình trạng răng của hai hàm bị nghiến hoặc siết chặt lại với nhau quá mức so với thông thường. Nghiến răng dù là một triệu chứng răng miệng không quá nghiêm trọng nhưng các tác hại của nó khiến chúng ta phải bận tâm. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục nghiến răng hiệu quả nhất?

    Nghiến răng là gì?

    Nghiến răng là một triệu chứng răng miệng thường gặp với tỉ lệ khoảng từ 8 - 33% dân số khi răng của hai hàm có xu hướng nghiến chặt vào nhau so với thông thường. Nghiến răng thường được phân thành 2 loại phổ biến: một loại nghiến răng khi ngủ và một loại còn lại là nghiến răng khi thức. Cả 2 loại nghiến răng trên đều có thể đem lại các tác hại như nhau, do đó, nó cần được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.

    Nghiến răng là một triệu chứng răng miệng thường gặp Nghiến răng là một triệu chứng răng miệng thường gặp

    Các triệu chứng - tác hại thường thấy của nghiến răng  

    Triệu chứng của nghiến răng thường không được nhận biết rõ ràng nên nó thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, cần lưu ý các triệu chứng sau để nhận biết tình trạng nghiến răng của mình sớm nhất:

    Răng bị mài mòn

    Bạn có thể kiểm tra bề mặt răng trước của mình để kiểm tra xem răng có đang bị mài mòn hay không. Nghiến răng sẽ khiến răng của bạn có dấu hiệu bị mài mòn làm lộ lớp ngà răng hoặc thậm chí có thể thấy được cả buồng tủy vì lớp ngà răng bị mài mòn nghiêm trọng.

    Bị mòn răng phải làm sao Bị mòn răng phải làm sao

    Tham khảo:

    Răng bị đứt gãy

    Nghiến răng cũng khiến răng xảy ra tình trạng xuất hiện các đường đứt gãy. Khi đó, khớp cắn của răng cũng có thể bị ảnh hưởng cùng tình trạng mài mòn.

    Răng bị sâu có nên nhổ không Răng bị sâu có nên nhổ không

    Gãy răng

    Răng khi bị nghiên chặt dễ khiến cho răng bị suy yếu, tình trạng nghiến răng lâu ngày nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng răng bị lung lay, dần sẽ khiến mất răng vĩnh viễn khi có lực tác động.

    Biện pháp khắc phục răng cửa bị gãy Biện pháp khắc phục răng cửa bị gãy

    Đau nhức cơ

    Nghiến răng với lực cắn mạnh dần sẽ gây ra tình trạng mỏi hoặc đau nhức các cơ nhai. Ngoài ra, vùng đầu, vùng cổ, vùng tai và các vùng gần vùng miệng cũng sẽ có các triệu chứng đau nhức và ê ẩm.

    Đau nhứt quai hàm phải làm sao? Đau nhứt quai hàm phải làm sao?

    Răng trở nên nhạy cảm

    Do lớp men răng và lớp cách nhiệt của ngà và men răng quanh tủy răng bị mài mòn khi nghiến răng nên có thể gây ra tình trạng răng bị ê buốt. Tình trạng này sẽ gây ra cảm giác ê và khó chịu khi tiếp xúc với các thực phẩm có nhiệt.

    Ê buốt răng và cách khắc phục Ê buốt răng và cách khắc phục

    Viêm dây chằng nha chu

    Nghiến răng có thể gây ảnh hưởng đến cả phần nha chu, trong đó, có thể gây viêm nhiễm dây chằng nha chu. Khi đó, chúng ta thường có cảm giác đau khi có ngoại lực tác động và gia tăng mức độ lỏng lẻo cho răng.

     

    Viêm nha chu lâu ngày Viêm nha chu lâu ngày

    Xuất hiện hiện tượng cắn má hoặc môi

    Nghiến răng có thể khiến răng xảy ra tình trạng răng cắn vào má hoặc môi. Khi đó, môi và lưỡi dễ bị ảnh hưởng và gây ra cảm giác khó chịu.

    Đau khớp thái dương hàm

    Đau khớp thái dương hàm là triệu chứng thường gặp của nghiến răng, thường gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu khi có động tác nhai và cử động vùng miệng.

     

    Nghiến răng và triệu chứng đau thái dương Nghiến răng và triệu chứng đau thái dương

    Tiếng ồn của nghiến răng khiến người bên cạnh khó chịu

    Nghiến răng thường gây ra các tiếng ồn có âm lượng từ nhỏ đến lớn nhưng có điểm chung giữa chúng là đều gây ra những âm thanh không hề dễ chịu chút nào. Khi ấy, giấc ngủ của những người bên cạnh bạn sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng hoặc sẽ gây ra sự khó chịu hoặc bức bối cho họ.

    Cách khắc phục nghiến răng khi ngủ Cách khắc phục nghiến răng khi ngủ

    Nguyên nhân gây ra nghiến răng

    Do di truyền

    Một số người có xu hướng nghiến răng bẩm sinh do di truyền. Họ có thể kế thừa từ cha mẹ hoặc ông bà những đặc điểm về hàm răng, cơ miệng hoặc hệ thần kinh liên quan đến nghiến răng.

    Do tuổi tác

    Tuổi tác cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra nghiến răng. Các rối loạn nha khoa thường xuất hiện khi người ta già đi. Răng mài cùng với thời gian và sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng này.

    Do rối loạn giấc ngủ

    Một số người mắc các rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như rối loạn giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement) có thể dễ mắc nghiến răng hơn. Trong những trạng thái này, người bệnh có thể không kiểm soát được việc mài răng trong giấc ngủ.

    Do sự rối loạn co cơ

    Nghiến răng có thể xảy ra do sự rối loan của sự co cơ được lặp đi lặp lại trong vô thức, lên quan đến cơ tạo khối và phần trước của thái dương, các cơ bên hoặc các cơ tương đối nhỏ hai bên. Người bị rối loạn các cơ có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động chức năng ở vùng cơ miệng và dẫn đến hành vi nghiến răng vô thức.

    Nghiến răng do rối loạn cơ Nghiến răng do rối loạn cơ

    Do áp lực và căng thẳng

    Sự căng thẳng và áp lực của thần kinh có thể dẫn đến rối loạn hệ thần kinh trung ương gây ảnh hưởng đến sự kích thích giấc ngủ và các đường dẫn truyền thần kinh. Sự kích thích và rối loạn giấc ngủ diễn ra khiến nhịp tim tăng, hô hấp thay đổi và là một trong các tác nhân chính gây ra hành vi nghiến răng.

     

    Căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến nghiến răng khi ngủ Căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến nghiến răng khi ngủ

    Do thói quen hút thuốc lá

    Sự thay đổi trong việc giải phóng dopamine trong hoạt động cơ thể được xem là tác nhân gây ra việc nghiến răng. Các loại chất như levodopa, amphetamine hoặc nicotin từ thuốc lá có thể kích thích giải phóng dopamine. Đó chính là lý do có thể giải thích vì sao mà nghiến răng đa phần phổ biến ở người hút thuốc lá hơn là người không hút thuốc lá.

    Hạn chế hút thuốc lá để giảm tình trạng nghiến răng Hạn chế hút thuốc lá để giảm tình trạng nghiến răng

    Do lệch khớp cắn

    Lệch khớp cắn là một tình trạng mà trong đó hàm trên và hàm dưới có sự chênh lệch giữa các kích thước đã dẫn đến hiện tượng lệch lạc. Do đó, việc điều chỉnh lại khớp cắn được xem là cần thiết để giảm thiểu việc nghiến răng.

    Lệch khớp cắn và biện pháp khắc phục Lệch khớp cắn và biện pháp khắc phục

    Do nghề nghiệp

    Một số người có nghề nghiệp liên quan đến việc sử dụng miệng nhiều, như ca sĩ, diễn viên, giáo viên hoặc nhân viên bán hàng. Họ có thể nghiến răng do mệt mỏi hoặc căng thẳng cơ miệng.

    Do tác dụng phụ của thuốc

    Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng nghiến răng như các loại thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc kích thích. Các tác dụng phụ của thuốc có thể làm thay đổi hệ thần kinh và gây ra nghiến răng.

    Do rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể

    Các rối loạn nội tiết tố như tiền đường tiểu đường có thể góp phần vào việc nghiến răng. Sự thay đổi trong các hoocmon có thể ảnh hưởng đến cơ hàm và việc mài răng không kiểm soát.

    Tác hại của việc nghiến răng

    Việc nghiến răng (còn được gọi là răng khò, răng cắn, hoặc bruxism) có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe răng miệng và tổng thể. Dưới đây là một số tác hại chính của việc nghiến răng:
    • Tổn thương răng: Nghiến răng mạnh hoặc liên tục có thể gây mài mòn, gãy hoặc làm mất mảng men răng. Điều này có thể dẫn đến nhức đau, nhạy cảm và tăng nguy cơ viêm nhiễm nướu. Ngoài ra, nghiến răng còn có thể gây ra khả năng chảy máu chân răng và mất mát răng.
    • Mất mảng men răng: Nghiến răng có thể gây mài mòn mảng men răng, dẫn đến sự suy giảm bảo vệ tự nhiên của men răng. Điều này làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và bệnh nha chu.
    • Đau hàm và cơ: Việc nghiến răng mạnh trong thời gian dài có thể gây đau và căng thẳng cơ hàm. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như đau cơ hàm, đau đầu, đau tai và khó khăn khi nhai.
    • Ảnh hưởng đến giấc ngủ: Nghiến răng thường xuyên có thể gây gián đoạn giấc ngủ, khiến người nghiến răng và người xung quanh không được nghỉ ngơi đủ. Điều này có thể dẫn đến mệt mỏi, giảm năng lượng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
    • Ảnh hưởng đến khung hàm: Nghiến răng mạnh và không kiểm soát có thể tác động tiêu cực đến khung hàm, gây ra sự lệch cắn, mất cân đối giữa hai hàm và các vấn đề khác liên quan đến cấu trúc hàm.
    Để giảm tác hại của việc nghiến răng, hãy tìm hiểu nguyên nhân gây ra nghiến răng và thảo luận với bác sĩ nha khoa để tìm giải pháp phù hợp. Bác sĩ có thể đề xuất sử dụng miếng chụp nha khoa, đệm bảo vệ hoặc các biện pháp thảo luận khác để giảm căng thẳng và bảo vệ răng miệng.

    Khi nào đến đến gặp bác sĩ?

    Nếu bạn có dấu hiệu nghiến răng thường xuyên hoặc gây ra các triệu chứng và tác hại cho sức khỏe và cuộc sống của bạn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Bạn có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa răng miệng để được kiểm tra tình trạng của răng và khớp cắn. Bạn cũng có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm lý để được giúp đỡ về mặt tinh thần và giải tỏa căng thẳng.

    Cách khắc phục tật nghiến răng

    Giải tỏa áp lực, căng thẳng

    Căng thẳng và lo âu có thể là nhân tố gây ra nhiều bệnh lý khác nhau chứ không chỉ riêng triệu chứng nghiến răng. Do đó, hãy cố gắng thả lỏng bản thân, xoa dịu căng thẳng bằng cách dũng cảm đối diện với những tiêu cực bạn gặp phải. Ngoài ra, hãy tìm cách giải tỏa các tiêu cực với các bài tập thể dục, thiền, trò chuyện, tâm sự và có một chế độ ăn uống và giấc ngủ đều đặn.

    Giảm nghiến răng khi ngủ bằng giải tỏa stress Giảm nghiến răng khi ngủ bằng giải tỏa stress

    Uống sữa ấm để giảm nghiến răng

    Uống sữa ấm trước khi đi ngủ có thể giúp giảm nghiến răng. Sữa chứa chất magnesium và canxi, có khả năng làm dịu cơ hàm và tạo cảm giác thoải mái. Nếu bạn thường xuyên nghiến răng, hãy thử thói quen này trước khi đi ngủ.

    Nói không với các thói quen không lành mạnh

    Caffein trong cà phê, MDMA trong thuốc lắc hay nicotine trong thuốc lá đều là những tác nhân chủ yếu gây ra triệu chứng nghiến răng. Vì thế, hãy cố gắng hạn chế và nói không với các thói quen gây hại để bảo vệ sức khỏe răng miệng nói riêng cũng như sức khỏe cơ thể nói chung.

    Ăn những thực phẩm lành mạnh Ăn những thực phẩm lành mạnh

    Chú ý chế độ ăn uống thường ngày

    Bên cạnh việc hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ cay thì bạn cũng cần phải lưu ý đến việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Do đó, hãy lưu ý các loại thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng Canxi, Magie, Phospho, Fluor,... để củng cố cho cơ và các hệ thần kinh.

    Đảm bảo chế độ ăn uốn hằng ngày Đảm bảo chế độ ăn uốn hằng ngày

    Can thiệp các biện pháp nha khoa nếu cần thiết

    Nếu như các khiếm khuyết về răng miệng như lệch khớp cắn, răng thật có vấn đề gây ra tình trạng nghiến răng thì bạn đến nha khoa để có các biện pháp can thiệp tốt nhất. Các bác sĩ sẽ cân nhắc tình trạng của bạn và đưa ra các phương pháp thích hợp như: điều chỉnh khớp cắn, sử dụng các phương pháp răng giả thay thế, dùng thuốc giãn cơ, thuốc chống nhăn,...

    Đến nha khoa thăm khám định kì Đến nha khoa thăm khám định kì

    Sử dụng dụng cụ chống nghiến răng

    Các máng nhai hoặc dụng cụ bảo vệ hàm sẽ được các bác sĩ gắn trực tiếp, sẽ giúp dụng cụ bám khít vào miệng. Các dụng cụ này được sử dụng vào ban đêm khi bạn ngủ để giảm thiểu tình trạng nghiến răng một cách triệt để. Bạn cũng có thể mua các dụng cụ này ở các quầy thuốc tây nhưng dụng cụ được bác sĩ gắn trực tiếp sẽ đảm bảo độ bám chắc và ôm khít hơn.

    Máng nhai giảm nghiến răng Máng nhai giảm nghiến răng

    Hy vọng những phương pháp vừa rồi có thể giúp bạn hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, tác hại cũng như các phương pháp điều trị nghiến răng hiệu quả. Nếu không thể điều trị chấm dứt tại nhà, đừng ngần ngại đến ngay nha khoa ASIA để tham vấn ý kiến của bác sĩ bạn nhé!

    Tham khảo:
    Bài viết liên quan

    Tư vấn cùng bác sĩ

    Một cuộc hẹn tại Nha Khoa Asia sẽ giải quyết được nhu cầu của Quý khách
    Đặt lịch thăm khám cùng chuyên gia