Tìm hiểu cách vệ sinh răng niềng và chế độ ăn uống hiệu quả

Vệ sinh răng miệng khi niềng răng là một trong những công việc cực kỳ quan trọng,  ảnh hưởng đến tiến trình và kết quả điều trị. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng khi niềng, hãy cùng Nha khoa Asia theo dõi bài viết về cách vệ sinh răng niềng đúng cách, hiệu quả dưới đây!

Cách vệ sinh răng niềng đúng cách như thế nào?
Cách vệ sinh răng niềng đúng cách như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về cách vệ sinh răng niềng đúng cách, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng nhé!

Vì sao phải vệ sinh răng miệng khi niềng răng?

Cách vệ sinh răng niềng? Việc chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách sẽ giúp đảm bảo vệ sinh răng miệng, tuy nhiên với những ai đang niềng răng thì việc đánh răng thôi cũng chưa đủ.

Vụn thức ăn và những mảng bám còn sót trên răng sẽ rất dễ mắc kẹt bên dưới dây cung, rãnh mắc cài và xung quanh dây thun. Hơn nữa, khi các mảng bám tích tụ lâu ngày sẽ tạo nên môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển tấn công răng khiến bạn mắc phải các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

Một số bệnh lý mà bạn có thể gặp phải khi răng miệng không được vệ sinh đúng cách:

Cách vệ sinh răng niềng trong trường hợp răng bị sâu

Sâu răng là bệnh lý thường gặp, làm phá hủy cấu trúc của răng do vi khuẩn trong các mảng bám răng miệng gây ra. Thông thường, sâu răng bắt nguồn từ việc vệ sinh răng miệng kém, ăn vặt, ăn nhiều đồ ngọt. Nếu không được chữa trị tình trạng răng sâu sẽ tiến triển ngày càng nặng gây đau nhức khó chịu, nguy cơ dẫn đến mất răng.

Sâu răng khiến cho cấu trúc răng không còn nguyên vẹn, răng yếu, vì vậy mà răng không thể chịu được lực tác động từ các khí cụ gây ra. Việc này sẽ làm ảnh hưởng đến tiến trình niềng răng của bạn.

Không những vậy thời gian niềng răng sẽ kéo dài từ 1 – 3 năm nếu không điều trị kịp thời và tận gốc sẽ làm lây lan ảnh hưởng đến các răng lân cận.

Cách vệ sinh răng niềng trong trường hợp viêm nha chu

Viêm nha chu do đánh răng sai cách
Viêm nha chu do đánh răng sai cách

Viêm nha chu là tình trạng nướu răng bị nhiễm trùng nặng làm tổn thương đến các mô mềm và phá hủy men răng. Hệ quả của bệnh lý này là do việc vệ sinh răng miệng kém, các mảng bám vôi răng tích tụ lâu này không được làm sạch sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn có hại tấn công răng.

Trong thời gian dài, bệnh lý viêm nha chu không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng răng lung lay, mất răng. Hơn nữa, viêm nha chu cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.

Các bệnh lý răng miệng sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị, răng không chắc khỏe sẽ chịu lực tác động kém hơn. Do đó thời gian chỉnh nha sẽ kéo dài hơn so với bình thường. Vì thế, việc lấy sạch mảng bám trên răng và xung quanh mắc cài là điều vô cùng quan trọng. Có vậy, sau khi hoàn tất tiến trình chỉnh nha, bề mặt răng bên dưới mắc cài mới được khỏe mạnh và bóng đẹp.

Vậy, cách vệ sinh răng niềng như thế nào mới mang lại hiệu quả?

Niềng răng có đánh răng được không?

Cách vệ sinh răng niềng ra sao? Trái với quan niệm của nhiều người, việc đánh răng khi đang niềng răng là hoàn toàn khuyến khích và cần thiết. Việc đánh răng thường xuyên giúp loại bỏ mảng bám, ngăn ngừa sâu răng và viêm nướu. Khi niềng răng, bạn cần đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor. Đặc biệt, bạn nên chú ý làm sạch kỹ các kẽ răng và xung quanh mắc cài để tránh tích tụ thức ăn và vi khuẩn gây hại.

Các dụng cụ vệ sinh răng miệng thường sử dụng khi niềng răng

Sử dụng các dụng cụ vệ sinh răng miệng chính là cách vệ sinh răng niềng tốt nhất, giúp bạn làm sạch khoang miệng, mắc cài một cách tận gốc, kỹ càng. Dưới đây là một số dụng cụ mang lại hiệu quả mà bạn có thể tham khảo dưới đây:

Bàn chải kẽ

Sử dụng bàn chải kẻ răng là một trong những cách vệ sinh răng niềng
Sử dụng bàn chải kẻ răng là một trong những cách vệ sinh răng niềng

Như đã nêu ở trên, khi đeo niềng thì thức ăn còn thừa sẽ bám lại trong các kẽ răng và mắc cài. Vì vậy, nếu chỉ sử dụng bàn chải thông thường để làm sạch răng thì sẽ bỏ sót phần thức ăn này. Để làm sạch sâu bên trong các kẽ răng và các góc của mắc cài thì bạn cần sử dụng kèm thêm bàn chải kẽ.

Với thiết kế nhỏ gọn, bàn chải kẽ có thể len lỏi tới vị trí mà bàn chải thường không thể chạm tới và giúp làm sạch tại những vị trí đó.

Hiện nay có 2 loại bàn chải kẽ đó là bàn chải kẽ loại chữ I giúp làm sạch các răng phía trước như răng cửa, trong khi bàn chải kẽ loại chữ L giúp làm sạch răng bên trong như răng hàm.

Chỉ nha khoa

Chỉ nha khoa là sợi cước mảnh, mềm và có độ đàn hồi tốt giúp loại bỏ thức ăn tồn đọng trong kẽ răng hiệu quả, an toàn mà không gây tổn hại tới nướu răng.

Chỉ nha khoa được xem là giải pháp thay thế tăm tre hữu hiệu, bảo vệ sức khỏe răng miệng tối ưu, tốt nhất bạn nên bạn nên từ bỏ thói quen dùng tăm tre, thay vào đó nên sử dụng chỉ nha khoa.

Chỉ nha khoa sử dụng 2 loại phổ biến, một là loại cuộn tròn trong hộp nhỏ, khi sử dụng thì bạn tự cắt ra như cắt chỉ. Loại chỉ nha khoa thứ 2 là một sợi chỉ nha khoa ngắn được buộc cố định trên cung nhựa nhỏ hình chữ C.

Nước súc miệng

Nước súc miệng là một loại dung dịch có tác dụng khử khuẩn khoang miệng. Việc sử dụng nước súc miệng thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa tích tụ mảng bám, hạn chế viêm nướu, loại bỏ vi khuẩn.

Các nha sĩ cũng khuyên dùng nước súc miệng hàng ngày sau ăn để đảm bảo răng chắc khỏe hơn..

Kem đánh răng

Như các bạn đã biết, công dụng lớn nhất của kem đánh răng chính là làm sạch răng miệng, qua đó phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng. Theo các chuyên gia sức khỏe khuyên dùng đánh răng ít nhất 2 lần một ngày sẽ giảm sự hình thành cao răng, giữ hơi thở luôn thơm tho và có được trắng sáng.

Bàn chải đánh răng

Bàn chải đánh răng là vật dụng quen thuộc và không thể thiếu đối với tất cả mọi người. Chúng ta cần phải chải răng thường xuyên để bảo vệ sức khỏe răng miệng luôn được tốt nhất. Tuy nhiên, việc lựa chọn bàn chải đánh răng tốt nhất là rất quan trọng. Bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm, sợi nhỏ vì bàn chải này sẽ không gây tổn thương cho răng và nướu mà  khả năng làm sạch vẫn rất tốt.

Máy tăm nước

Bên cạnh các vật dụng làm sạch răng trên thì máy tăm nước là một trong những thiết bị được xem là hiệu quả nhất, giúp hỗ trợ làm sạch khoang miệng hiện đại và cực kỳ tiện lợi. Các tia nước sẽ len lỏi vào các kẽ răng để loại bỏ mảng bám và vụn thức ăn còn bám lại trên răng.

Máy tăm nước có thể tiếp cận với những vùng răng sâu bên trong hàm mà chỉ nha khoa hay các vật dụng khác không thể chạm tới. Đặc biệt với những người đang đeo niềng thì máy  tăm nước chính là dụng cụ rất cần thiết vì tiết kiệm thời gian vệ sinh khoang miệng.

Đặc biệt, dụng cụ này có thể tự điều chỉnh mức độ tia nước sao cho phù hợp với răng miệng của mình. Tia nước khá dịu nhẹ nên an toàn tuyệt đối với nướu răng.

Cách vệ sinh răng niềng đúng cách, hiệu quả nhất

Cách vệ sinh răng niềng đúng cách, hiệu quả như thế nào?
Cách vệ sinh răng niềng đúng cách, hiệu quả như thế nào?

Sử dụng bàn chải với lông bàn chải mềm sẽ dễ đi vào các góc và kẽ cũng như không gây tổn thương lợi. Chải răng ít nhất 2 – 3 lần một ngày theo lịch trình sau:

  • Lần thứ nhất: Ngay sau khi bạn thức dậy sau một đêm dài, mảng bám trên răng là không thể tránh khỏi thì lúc này bạn cần đánh răng ít nhất là 4 phút.
  • Lần thứ hai: Đánh răng nhanh ngay sau khi ăn sáng để loại bỏ mảng bám, thức ăn.
  • Lần thứ ba: Vào giữa buổi chiều bạn nên đánh răng, vì sau 1 buổi sáng mảng bám đã lại hình thành trên răng.
  • Lần thứ tư: Đánh nhanh ngay sau bữa tối sau ăn để loại bỏ thức ăn.
  • Lần thứ năm: Trước khi đi ngủ bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để thay thế.

Nếu bạn không có điều kiện chải răng sau bữa trưa thì nên súc miệng thật kỹ với nước. Khi đánh răng, bạn cũng không quên làm sạch nướu và lưỡi.

Lưu ý về chế độ ăn uống khi đeo niềng

Khi đeo niềng, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống để tránh gây tổn thương cho răng và mắc cài, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chỉnh nha. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

Cắt nhỏ thức ăn và nhai kỹ

Việc cắt nhỏ thức ăn và nhai kỹ giúp giảm áp lực lên răng và mắc cài, đồng thời tránh tình trạng mắc kẹt thức ăn. Hãy dành thời gian nhai kỹ và nuốt thức ăn trước khi tiếp tục ăn.

Tránh cắn trực tiếp bằng răng cửa

Khi ăn những thực phẩm như bánh mì, pizza hay thịt nướng, hãy cắt nhỏ chúng và nhai bằng răng hàm thay vì cắn trực tiếp bằng răng cửa. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ gãy hoặc bong mắc cài.

Hạn chế thực phẩm dính

Các loại thực phẩm dính như kẹo dẻo, sô cô la, bánh quy mềm có thể dính vào mắc cài và gây khó khăn cho việc vệ sinh. Nếu ăn những thực phẩm này, bạn nên đánh răng hoặc súc miệng ngay sau đó.

Tránh đồ ăn cứng

Các loại thực phẩm cứng như hạt ngũ cốc, kẹo cứng có thể gây gãy hoặc bong mắc cài. Tốt nhất bạn nên tránh hoàn toàn những thực phẩm này trong quá trình niềng răng.

Vệ sinh răng miệng sau khi ăn đồ ngọt

Nếu bạn ăn đồ ngọt, hãy đánh răng hoặc súc miệng ngay sau đó để loại bỏ đường và ngăn ngừa sâu răng. Đường là nguồn thức ăn cho vi khuẩn gây sâu răng, vì vậy việc vệ sinh răng miệng kịp thời rất quan trọng.

Duy trì cơ thể đủ nước

Uống đủ nước giúp kích thích tiết nước bọt, giúp trung hòa axit trong miệng và ngăn ngừa sâu răng. Hãy luôn mang theo một chai nước và nhấp nước thường xuyên trong ngày.

Xử lý kịp thời các tổn thương trong miệng

Nếu bạn gặp phải tình trạng đau nhức, tổn thương niêm mạc miệng do mắc cài, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chỉnh nha để được tư vấn và xử lý kịp thời. Đừng chủ quan bỏ qua vì điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Hãy ăn thức ăn mềm

Trong những ngày đầu sau khi thay dây cung hoặc mắc cài mới, răng có thể bị ê buốt và nhạy cảm. Lúc này, bạn nên ăn những thức ăn mềm như cháo, súp, sinh tố để giảm áp lực lên răng. Sau 1-2 ngày, bạn có thể dần trở lại với chế độ ăn bình thường.

Việc chăm sóc răng miệng và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp trong quá trình niềng răng sẽ giúp bạn đạt được kết quả tối ưu và có một hàm răng khỏe mạnh, đẹp đẽ. Hãy tuân thủ những lưu ý trên và phối hợp chặt chẽ với bác sĩ chỉnh nha để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi nhé!

>>>Tham khảo:

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *