Làm thế nào để chăm sóc cho trẻ đang mọc răng sữa?

Trẻ mọc răng sữa được xem là một trong các giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của một đứa trẻ. Tuy nhiên, mọc những chiếc răng sữa sẽ kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu đi kèm. Do đó, phụ huynh cũng nên lưu ý kỹ càng các giai đoạn phát triển, dấu hiệu cũng như triệu chứng mọc răng sữa để chăm sóc cho trẻ tốt hơn.

1. Quá trình mọc răng sữa của trẻ

2. Bốn răng cửa giữa

Trẻ bắt đầu quá trình mọc răng của mình trong giai đoạn từ tháng thứ 5 với sự xuất hiện của hai chiếc răng cửa hàm dưới.Với những chiếc răng đầu tiên này, trẻ sẽ có dấu hiệu sốt, khó chịu hoặc sẽ bỏ bú. Tiếp sau hai chiếc răng cửa hàm trên sẽ mọc sau răng cửa hàm dưới, quá trình này có thể diễn ra đến khi trẻ được 12 tháng tuổi.

1.2 Bốn răng cửa cạnh bên

Bốn răng cửa cạnh bên của hai hàm sẽ tiếp tục quá trình mọc răng sữa của trẻ trong giai đoạn bé được 10 tháng tuổi đến 16 tháng tuổi. Hai răng cửa cạnh bên sẽ lần lượt mọc bên trái và bên phải 2 răng cửa chính, hàm trên cho đến hàm dưới. 

1.3 Bốn răng hàm 2 hàm

Sau khi răng cửa đã được phát triển hoàn tất, trẻ sẽ bắt đầu mọc tiếp răng hàm để thực hiện chức năng nhai và nghiền nát thức ăn. Hai răng hàm sẽ xuất hiện đầu tiên ở hàm trên khi bé được 12 đến 18 tháng tuổi. Hai răng hàm hàm dưới sẽ xuất hiện khi bé mọc đủ răng hàm trên cũng trong giai đoạn trên.

1.4 Bốn răng nanh 2 hàm

Răng nanh sẽ xuất hiện khi bé bước vào giai đoạn từ 16 đến 22 tháng tuổi để lắp đầy khoảng trống giữa răng hàm và răng cửa cạnh bên. Sau khi răng nanh phát triển xong ở hàm trên thì sau đó răng nanh hàm dưới sẽ tiếp tục phát triển.

1.5 Bốn răng hàm cuối cùng còn lại

Bốn chiếc răng hàm trong cùng sẽ phát triển cuối cùng và cũng là dấu hiệu chấm dứt cho quá trình mọc răng sữa của trẻ. Giai đoạn này sẽ bắt đầu khi trẻ được 23 tháng đến khi trẻ khoảng 33 tháng tuổi. Hai chiếc răng hàm dưới sẽ mọc sau khi hoàn tất hai chiếc răng hàm trênvà trẻ sẽ có đầy đủ 20 chiếc răng sữa khi trẻ khoảng gần 3 tuổi.

(*) Tham khảo: Mẹ khỏe con khôn – Lịch mọc răng ở trẻ sơ sinh.

2. Các triệu chứng nên lưu ý khi trẻ mọc răng sữa

2.1 Trẻ có dấu hiệu sốt

Đây được xem là một trong các dấu hiệu phổ biến nhất mà trẻ thường gặp phải khi bắt đầu quá trình mọc răng sữa. Hệ miễn dịch của trẻ thay đổi khi xuất hiện các chiếc răng sữa khiến thân nhiệt của bé tăng lên và vì thế, phụ huynh nên thường xuyên theo dõi thân nhiệt cho trẻ để tránh các rủi ro đáng tiếc.

 

Làm thế nào để chăm sóc cho trẻ đang mọc răng sữa?
Dấu hiệu sốt khi mọc răng ở trẻ

2.2 Trẻ có thể bỏ bú

Sự đau nhức vùng lợi và vùng miệng sẽ gây ra cảm giác khó chịu và đau nhức cho trẻ. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bỏ bú hoặc khả năng bú kém hơn trước. Cha mẹ của bé có thể lưu ý đưa trẻ đến bác sĩ nếu trường hợp này có xu hướng kéo dài nhằm tránh ảnh hưởng đến khả năng dinh dưỡng của trẻ.

 

Làm thế nào để chăm sóc cho trẻ đang mọc răng sữa?
Trẻ bỏ bú khi mọc răng sữa

2.3 Trẻ bị chảy nhiều nước dãi

Chảy nước dãi cũng là một trong các triệu chứng phổ biến khi trẻ mọc răng khiến dây thần kinh của bé bị kích thích. Khi đó, trong khoảng thời gian mọc răng thì nước dãi của bé bị chảy ra ngoài khá nhiều do bé vẫn chưa hoàn thiện khả năng nuốt.

 

Làm thế nào để chăm sóc cho trẻ đang mọc răng sữa?
Triệu chứng chảy nước dải ở trẻ

2.4 Trẻ bị nổi mẫn vùng miệng

Do việc chảy nước dãi thường xuyên trong quá trình mọc răng sữa đã khiến cho vùng miệng của trẻ dễ có xu hướng nổi mẩn. Do đó, nếu vùng miệng trẻ bị nổi mẫn thì bạn nên lưu ý đến dấu hiệu mọc răng sữa.

 

Làm thế nào để chăm sóc cho trẻ đang mọc răng sữa?
Vùng miệng trẻ bị nổi mẫn

Xem thêm bài viết: 

Cách nhổ răng sữa cho bé tại nhà an toàn và không đau

Trẻ mọc răng sốt mấy ngày là bình thường và khi nào thì nguy hiểm?

2.5 Trẻ có xu hướng hay nhai cắn

Trẻ mọc răng sẽ có xu hướng nhai cắn các vật mà bé có thể cầm nắm hoặc cắn cả người ẳm bồng bé. Thông thường mọc răng đã khiến nướu và hàm của trẻ bị ngứa nên khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Vì lẽ đó, trẻ thường có thói quen gặm nhắm để giảm thiểu độ ngứa.

 

Làm thế nào để chăm sóc cho trẻ đang mọc răng sữa?
Thói quen gặm nhắm đồ vật xung quanh

2.6 Trẻ quấy khóc nhiều hơn thông thường

Việc một đứa trẻ khóc hay cáu kỉnh có thể liên quan đến nhiều lý do khác nhau như: đau bụng, đầy hơi; đau các bộ phận cơ thể hoặc thậm chí là mọc răng. Khi đó, việc mọc răng khiến nướu kích thích sẽ gây ngứa hoặc khiến trẻ bị đau. Đó cũng có thể được xem là lý do khiến trẻ quấy khóc.

 

Làm thế nào để chăm sóc cho trẻ đang mọc răng sữa?
Trẻ hay quấy khóc nhiều

3. Các biện pháp giúp chăm sóc cho trẻ đang mọc răng sữa tại nhà

3.1 Chườm ấm và giúp trẻ hạ sốt

Sốt được xem là triệu chứng phổ biến và đòi hỏi cha mẹ của bé phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ của trẻ. Bạn có thể tham vấn ý kiến của bác sĩ để có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt hoặc sử dụng các biện pháp như chườm ấm, thay quần áo thoáng mát,… để giúp trẻ giảm thân nhiệt.

 

Làm thế nào để chăm sóc cho trẻ đang mọc răng sữa?
Chườm ấm và giúp giảm thân nhiệt ở trẻ

3.2 Cho trẻ tiếp xúc với các loại thức ăn cứng

Khi trẻ trong độ tuổi có thể ăn dặm thì việc cho trẻ ăn thức ăn cứng sẽ giúp ích cho trẻ trong quá trình mọc răng sữa. Các loại thức ăn cứng có thể giúp trẻ tạo ra sức ép có thể giúp trẻ giảm cơn đau. Phụ huynh có thể cho trẻ gặm nhắm các loại thức ăn như dưa chuột, cà rốt, các loại bánh,… giúp trẻ giảm đau.

3.3 Chú ý việc lau khô nước dãi cho trẻ

Việc trẻ bị kích ứng, nổi mẩn vùng miệng do chảy nước dãi không kiểm soát khi mọc răng là trường hợp khá phổ biến. Do đó, phụ huynh nên lưu ý dùng khăn sạch để lau khô vùng miệng để tránh nước dãi tồn đọng. Bạn có thể dùng thuốc bôi mỡ, lotion dạng nước hoặc kem để tránh tình trạng trẻ bị khô da va đeo yếm thường xuyên cho trẻ để dễ thấm nước bọt.

Làm thế nào để chăm sóc cho trẻ đang mọc răng sữa?
Không để nước dãi tồn động quanh miệng

3.4 Chuẩn bị cho trẻ các đồ ngậm mọc răng an toàn

Để các bé có thể giảm ngứa nướu răng do mọc răng sữa, phụ huynh có thể cung cấp cho các bé các dụng cụ an toàn chống ngứa nướu. Khi đó, các đồ ngậm nướu sẽ có thể giúp bé giải quyết cảm giác ngứa ngáy và khó chịu an toàn hơn so với các vật dụng bất kỳ mà bé với được.

 

Làm thế nào để chăm sóc cho trẻ đang mọc răng sữa?
Cho trẻ ngậm các đồ ngậm nướu an toàn

3.5 Sử dụng các phương pháp vệ sinh nướu và răng

Các mẹ bỉm sữa có thể dùng miếng gạc ẩm kèm với dung dịch rơ lưỡi đi kèm để làm sạch vùng nướu và răng khi trẻ xuất hiện những chiếc răng đầu tiên. Khi bé lớn hơn với sự xuất hiện của nhiều chiếc răng hơn, cha mẹ hãy tập cho trẻ chải răng đúng cách và đúng tiêu chuẩn với kem đánh răng thích hợp với trẻ.

3.6 Đến nha khoa thăm khám khi trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên

Trong vòng 6 tháng đầu đời khi trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên thì phụ huynh nên đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra tổng quát. Khi đó, bác sĩ sẽ nắm được tình trạng răng miệng của trẻ và sẽ đưa ra các phương pháp thích hợp giúp cha mẹ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe răng miệng đúng cách cho trẻ.

 

Làm thế nào để chăm sóc cho trẻ đang mọc răng sữa?
Tham khám tại nha khoa

3.7 Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý

Khi trẻ đang trong quá trình mọc răng sữa thì cha mẹ cũng nên lưu ý đến chế độ ăn uống của trẻ. Khi đó, cha mẹ nên đảm bảo cho trẻ một chế độ ăn uống khoa học, ít đường, hạn chế bú đêm hay các loại nước ngọt qua đêm.

Làm thế nào để chăm sóc cho trẻ đang mọc răng sữa?
Cho trẻ ăn uốn khoa học

Cách chăm sóc bé sau khi mọc răng

Chăm sóc và làm sạch răng cho bé là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe răng miệng và phòng ngừa các vấn đề sau này. Dưới đây là một số điều quan trọng cần lưu ý khi chăm sóc bé sau khi mọc răng:

  • Bắt đầu chăm sóc từ khi bé có những chiếc răng đầu tiên. Mặc dù răng sữa sau này sẽ rụng, nhưng việc bảo vệ răng sữa là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển đúng cách của răng vĩnh viễn.
  • Sử dụng gạc hoặc bàn chải đánh răng mềm để lau lợi và làm sạch răng cho bé. Sử dụng một lượng nhỏ kem đánh răng có chứa fluoride (nhưng không quá nhiều để tránh bé nuốt). Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, đặc biệt sau khi bé ăn.
  • Cho bé làm quen với chỉ nha khoa khi bé đã có ít nhất hai chiếc răng mọc sát nhau. Khuyến khích bé bắt chước cha mẹ trong việc chải răng và vệ sinh răng miệng.
  • Tránh cho bé uống sữa hoặc nước trái cây trong khi ngủ, vì việc này có thể gây tổn thương cho men răng của bé.
  • Bên cạnh việc chăm sóc răng, cung cấp cho bé các sản phẩm hỗ trợ chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen và vitamin nhóm B. Những chất này không chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bé mà còn hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng, giúp bé ăn ngon miệng và phát triển toàn diện.

Chăm sóc răng cho bé là một quy trình quan trọng để đảm bảo sức khỏe răng miệng của bé trong tương lai. Bằng cách thực hiện các biện pháp chăm sóc và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ, cha mẹ có thể đảm bảo rằng bé sẽ có một hàm răng khỏe mạnh và tỏa nụ cười tươi tắn.

Bí quyết giúp bé mọc răng không đau

Mọc răng có thể gây đau và khó chịu cho bé. Dưới đây là một số bí quyết giúp giảm đau và làm cho quá trình mọc răng của bé dễ chịu hơn:

  • Xoa dịu nướu răng: Massage nhẹ nhàng nướu của bé bằng ngón tay sạch hoặc sử dụng ống silicon mát-xa nướu. Áp lực nhẹ và xoa tròn sẽ giúp giảm sưng và đau nướu.
  • Vệ sinh răng miệng sạch: Đảm bảo vệ sinh răng miệng của bé hàng ngày. Sử dụng một bàn chải răng mềm và chất chà răng không chứa fluoride (phù hợp cho trẻ dưới 2 tuổi). Chải răng nhẹ nhàng hai lần mỗi ngày, sáng và tối trước khi đi ngủ. Điều này giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trong miệng, giảm nguy cơ viêm nhiễm nướu.
  • Đồ chơi của bé phải được khử trùng: Trước khi cho bé chơi đồ chơi, hãy đảm bảo rằng chúng đã được khử trùng. Sử dụng nước sôi hoặc dung dịch khử trùng an toàn để làm sạch đồ chơi và đảm bảo sự an toàn cho bé.
  • Mát-xa nướu bằng đồ chơi giảm đau: Cung cấp cho bé các đồ chơi giảm đau được thiết kế đặc biệt để bé có thể cắn và ngậm. Những đồ chơi này thường có bề mặt mềm và mát, giúp giảm đau và khó chịu trong quá trình mọc răng.
  • Sử dụng các sản phẩm giảm đau tự nhiên: Có thể sử dụng các sản phẩm giảm đau tự nhiên như gel nước hoa quả lạnh hoặc các loại thuốc tại chỗ không chứa chất gây tê. Hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trẻ em trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào cho bé.
  • Cung cấp đồ ăn mềm: Khi bé mọc răng, nướu của bé có thể nhạy cảm và đau. Hãy cung cấp cho bé các loại thức ăn mềm và dễ nhai như bột, cháo, nước ép hoặc thức uống không chứa đường.

Lưu ý rằng mỗi bé có thể phản ứng khác nhau khi mọc răng và có những cách giảm đau khác nhau phù hợp với bé. Hãy theo dõi sự phát triển của bé và tìm hiểu những gì hoạt động tốt nhất cho bé của bạn. Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về quá trình mọc răng hoặc bé có triệu chứng không bình thường, hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trẻ em tại nha khoa ASIA nhé!

Làm thế nào để chăm sóc cho trẻ đang mọc răng sữa?

(*) Bài viết tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa Laura Marusinec, bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng Wisconsin 

 

ĐĂNG KÝ NGAY, NHẬN NGAY ƯU ĐÃI CHĂM SÓC, CẠO VÔI RĂNG MIỄN PHÍ

TẠI ĐÂY

0/5 (0 Reviews)