Cách nhổ răng sữa cho bé tại nhà an toàn và không đau

Hiện nay, các bậc phụ huynh đã quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe răng miệng của con nhỏ và đương nhiên vấn đề con thay răng cũng được quan tâm rất nhiều. Thay răng cũng là quá trình sinh học mà bất cứ ai cũng phải trải qua nhưng không phải bậc phụ huynh nào cũng có thời gian đưa con đến nha khoa. Vậy đâu là cách nhổ răng sữa tại nhà an toàn và không đau cho bé mà các phụ huynh cần quan tâm? Bài viết này, Nha Khoa Asia sẽ đem đến cho bạn những cách nhổ răng cho bé hiệu quả tại nhà.

Vai trò của răng sữa đối với bé

Răng sữa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn của trẻ em thông qua nhai, cắt và nghiền thức ăn. Bên cạnh đó, chúng còn giúp trẻ phát âm các âm tiết như “s”, “v” và “ph”.

Tương tự như răng vĩnh viễn, răng sữa còn có thêm hai chức năng quan trọng khác là kích thích sự phát triển của khung xương hàm và giữ khoảng cách trên khung hàm cho răng vĩnh viễn lớn lên.

Vì vậy, nếu cha mẹ không chú ý đến sức khỏe răng miệng của trẻ và không biết cách nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách, răng sữa có thể bị sâu và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

Tìm hiểu cách nhổ răng sữa tại nhà cho bé yêu của bạn
Tìm hiểu cách nhổ răng sữa tại nhà cho bé yêu của bạn

Tìm hiểu về quá trình thay răng của bé diễn ra như thế nào?

Thường thì đến năm 3 tuổi, trẻ sẽ có đủ 20 chiếc răng sữa. Khi đến năm 6 tuổi, trẻ sẽ rụng chiếc răng sữa đầu tiên để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Đây cũng là thời điểm bé bắt đầu nhập học vào lớp 1 và quá trình thay răng hoàn tất vào năm 12 – 13 tuổi.

Để tham khảo về thứ tự mọc và thay răng sữa theo độ tuổi, bố mẹ có thể xem như sau:

  • Từ 6-7 tuổi: Mọc răng cửa giữa vĩnh viễn.
  • Từ 7-8 tuổi: Mọc răng cửa bên vĩnh viễn.
  • Từ 9-10 tuổi: Mọc răng cối nhỏ thứ nhất.
  • Từ 10-11 tuổi: Thay các răng nanh sữa.
  • Từ 11-12 tuổi: Mọc răng cối nhỏ thứ hai thay thế cho răng hàm sữa thứ hai.

Thứ tự thay răng thường sẽ giống với thứ tự mọc răng sữa. Do đó, khi bé đang trong giai đoạn mọc răng, bố mẹ cần chú ý ghi lại thứ tự mọc của con để dễ dàng đoán quá trình rụng của các chiếc răng sữa này khi bé thay răng.

Thời gian từ khi răng lung lay đến khi rụng có thể khác nhau tùy vào đặc điểm của từng loại răng và vị trí. Ví dụ, răng cửa và răng nanh sẽ rụng trong vòng 1-2 tuần, trong khi răng cối có thể kéo dài từ 1-2 tháng hoặc hơn.

Nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi thấy con mình chưa thay chiếc răng nào, trong khi bạn bè đồng trang lứa của con đã thay được một vài chiếc. Tuy nhiên, việc thay răng sữa sớm hơn hoặc muộn hơn khoảng 6-12 tháng là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, chiếc răng sữa cuối cùng phải được thay trước năm 12-13 tuổi. Nếu răng vĩnh viễn chưa mọc lên sau độ tuổi này, bố mẹ cần đưa trẻ tới phòng khám nha khoa để bác sĩ chụp phim X-quang kiểm tra mầm răng cho trẻ.

Nhiều người thắc mắc về độ tuổi nhổ răng sữa của trẻ là bao nhiêu
Nhiều người thắc mắc về độ tuổi nhổ răng sữa của trẻ là bao nhiêu

Phim X-quang sẽ cho thấy vị trí, số lượng và hướng mọc của răng vĩnh viễn, và đánh giá xem chúng có khả năng mọc lên hay không. Nếu có các răng mọc ngầm, mọc lệch hoặc mọc kẹt, thiếu khoảng mọc, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp chỉnh nha sớm để chúng mọc lên dễ dàng. Trong trường hợp trên phim trẻ bị thiếu mầm răng vĩnh viễn, bác sĩ sẽ có những tư vấn cần thiết để bảo vệ chiếc răng sữa vẫn còn trên cung hàm.

Trong giai đoạn thay răng vĩnh viễn, bố mẹ cần tránh cho trẻ tối đa các thói quen răng miệng xấu như thở bằng miệng, mút ngón tay, mút môi, nghiến răng, đẩy lưỡi,… Những thói quen này sẽ dẫn đến tình trạng răng hô, móm, răng mọc lệch lạc, chen chúc hoặc thưa,… Nếu không được can thiệp chỉnh nha kịp thời, nó sẽ ảnh hưởng tới thẩm mỹ nụ cười và khớp cắn của trẻ sau này.

Bác sĩ tại nha khoa Asia thường nhắc nhở phụ huynh rằng, độ tuổi 6 tuổi của trẻ là thời điểm đặc biệt quan trọng trong đời của bé khi vừa vào lớp 1 và mọc răng số 6. Bố mẹ cần lưu ý rằng răng số 6 là răng vĩnh viễn và không có răng thay thế. Đây là chiếc răng có vai trò đặc biệt quan trọng trong cung hàm, giúp định hướng vị trí mọc của các răng khác cũng như duy trì khớp cắn ổn định cho trẻ sau này.

Trong quá trình thay răng, bố mẹ nên giúp bé chăm sóc răng miệng đúng cách, đảm bảo vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách đánh răng đúng cách, sử dụng nước súc miệng và không ăn đồ ngọt nhiều. Nếu phát hiện có dấu hiệu về răng miệng của con, bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để được khám.

Ngoài ra, bố mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng của trẻ trong quá trình thay răng, đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ quá trình mọc răng, như canxi, vitamin D, magiê, kẽm và sắt.

Việc thay răng vĩnh viễn là một quá trình tự nhiên và bình thường của sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ cần chú ý quan sát và giúp đỡ trẻ trong quá trình này để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt nhất cho con.

Nếu có bất kỳ vấn đề hoặc thắc mắc nào liên quan đến răng miệng của trẻ, bố mẹ nên đưa bé đến nha khoa để được khám và tư vấn kịp thời. Việc chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp trẻ phát triển răng miệng và khớp cắn tốt hơn, đồng thời đảm bảo một nụ cười tươi tắn và khỏe mạnh cho con.

> Tham khảo:

Những trường hợp nên nhổ răng sữa cho bé

Nhổ răng sữa cho trẻ là điều tất yếu thế nhưng bạn không nên nhổ bỏ chúng trước khi trẻ bước vào giai đoạn thay răng vì hàm răng sữa có tác dụng vô cùng quan trọng trong việc định hình và giữ chỗ cho hàm răng vĩnh viễn của trẻ. Không chỉ vậy, hàm răng sữa còn có tác dụng vô cùng quan trọng trong quá trình học phát âm tròn vành rõ chữ của trẻ, đảm bảo được chức năng ăn, nhai của trẻ như bình thường.

Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp ngoại lệ mà bạn cần tiến hành thay răng sữa cho trẻ như sau:

  • Răng của trẻ liên tục đau nhức và chữa nhiều lần không dứt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và lúc này bạn cần tham khảo ngay cách nhổ răng sữa tại nhà hoặc để an toàn thì bạn cần liên hệ nha khoa uy tín để bé có thể được can thiệp nhổ răng sớm nhất.
  • Trường hợp bé bị nhiễm trùng răng, nhiễm trùng chân răng cũng cần nhổ bỏ để điều trị càng sớm càng tốt.
  • Nếu như răng sữa của bé bị hư tủy thì bạn cũng cần nhổ bỏ để tránh ảnh hưởng đến hàm răng vĩnh viễn.
  • Trường hợp đã đến tuổi thay răng sữa, răng sữa lung lay cũng là lúc nên thay răng cho trẻ và bạn có thể tham khảo ngay cách nhổ răng sữa tại nhà cho bé một cách an toàn nhất.
Lời khuyên là không nên nhổ răng sữa khi chưa đến lúc
Lời khuyên là không nên nhổ răng sữa khi chưa đến lúc

“Bỏ túi” ngay cách nhổ răng sữa cho bé tại nhà đơn giản an toàn không đau

Cách nhổ răng sữa tại nhà cho bé luôn là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm và tìm hiểu. Thực tế cũng có rất nhiều cách nhổ răng sữa tại nhà đơn giản không cần đến nha sĩ mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng, qua đó cũng thành công giúp con loại bỏ chiếc răng sữa đã đến lúc cần thay thế. Bạn có thể áp dụng ngay những cách nhổ răng sữa cho trẻ mà chúng tôi liệt kê ngay dưới đây:

Phụ huynh hướng dẫn con dùng lưỡi để đẩy răng lung lay

Răng sữa khi đến thời điểm cần thay sẽ bị lung lay nhẹ và phụ huynh có thể hướng dẫn con mình dùng lưỡi đẩy liên tục cho răng lung lay nhiều hơn, qua đó thúc đẩy quá trình nhổ răng sữa và giúp con thay răng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần dặn con chỉ nên dùng lưỡi để đẩy chứ không nên sử dụng tay để tự nhổ răng. Bởi trẻ em chưa biết cách vệ sinh tay sạch sẽ và dùng tay đưa vào miệng sẽ có nguy cơ dẫn đến việc đưa vi khuẩn từ ngoài vào miệng và gây nên các bệnh lý nha khoa cho trẻ.

Cho trẻ ăn các loại thức ăn giòn, dai

Cách nhổ răng sữa tại nhà cho con mà bạn có thể tham khảo đó chính là cho trẻ ăn các loại thực phẩm giòn, cứng hoặc dai. Những loại thực phẩm như các loại trái cây cứng giòn táo, lê,… khi trẻ cắn vào sẽ tác động đến chiếc răng lung lay và giúp răng dễ rụng hơn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý không cho con ăn các loại thực phẩm quá cứng vì nó sẽ tác động và làm ảnh hưởng đến những chiếc răng khác trong hàm của trẻ.

Phụ huynh có thể dùng bông gạc để nhổ răng sữa của bé

Cách nhổ răng sữa tại nhà cho bé đó chính là bạn hãy vệ sinh tay của mình một cách sạch sẽ, sau đó quấn một miếng bông gạc lớn vào đầu ngón tay và lúc này, bạn sẽ dùng lực để tác động lên chiếc răng cần nhổ. Trước hết, bạn hãy lung lay chiếc răng cần nhổ cho bé sau đó dùng lực nhẹ thì cũng đã có thể thành công nhổ răng.

Có thể sử dụng chỉ để nhổ răng cho bé của bạn
Có thể sử dụng chỉ để nhổ răng cho bé của bạn

Sử dụng sợi chỉ để nhổ răng

Một cách nhổ răng sữa tại nhà phổ biến và đây cũng được xem là cách nhổ răng cho bé dân gian, được nhiều người sử dụng chính là sử dụng sợi chỉ để buộc vào răng sữa lung lay của trẻ, sau đó dùng lực để nhổ ra. Tuy nhiên bạn cần sử dụng lực nhổ dứt khoát để tránh việc khiến con bị đau hoặc tránh khiến cho con bị chảy máu quá nhiều.

Bên cạnh các cách nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ như chúng tôi đã nêu ra ở trên thì bạn có thể tìm hiểu ngay một địa chỉ nha khoa nhổ răng uy tín cho trẻ. Đồng thời địa chỉ nha khoa uy tín này còn nhằm giúp tránh được các nguy cơ về bệnh lý răng miệng ở trẻ. Bạn có thể tham khảo NHA KHOA ASIA để nhổ răng sữa cho con của mình và giúp răng trẻ em đẹp sau khi mọc răng vĩnh viễn.

Giảm đau bằng cách làm tê nướu hiệu quả

Khi đến thời điểm phải nhổ răng sữa, cha mẹ có thể sử dụng các phương pháp như bôi thuốc mỡ gây tê lên chỗ nướu răng bằng cách sử dụng thuốc do bác sĩ nhi khoa hoặc nha sĩ kê đơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể dùng đá lạnh chườm lên khu vực nướu để làm tê và giảm đau, đây là một phương pháp hiệu quả và an toàn thay thế cho thuốc gây tê. Việc làm này sẽ giúp cho quá trình nhổ răng sữa của trẻ được diễn ra một cách dễ dàng và ít đau đớn hơn.

Thao tác dứt khoát khi nhổ răng sữa

Khi đến thời điểm phải nhổ răng sữa, cha mẹ có thể bắt đầu bằng cách dùng gạc lau sạch chiếc răng cần nhổ vài lần để loại bỏ các vi khuẩn và bụi bẩn trên răng. Sau đó, sử dụng miếng gạc khác để nắm chặt răng và nhổ răng ra ngoài. Việc sử dụng găng tay cao su là một lựa chọn tốt, vì chúng có độ bám chắc hơn và giúp tránh bị trơn trượt khi cầm nắm răng. Nếu cầm nắm không tốt, quá trình nhổ răng có thể kéo dài và gây đau đớn cho trẻ. Việc thực hiện quá trình nhổ răng sữa cho trẻ cần cẩn thận và nhẹ nhàng, đồng thời đảm bảo vệ sinh tay sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.

Tránh nhổ răng bằng phương pháp “tay nắm cửa”

Mọi người đều đã từng nghe về cách loại bỏ chiếc răng sữa lung lay bằng cách buộc sợi dây quanh chiếc răng và rút mạnh để răng rơi ra. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra đau đớn và chảy máu nhiều. Cho dù có thú vị đến đâu, cha mẹ vẫn nên thực hiện nhổ răng sữa cho bé đúng cách để tránh gây tổn thương đến sức khỏe của trẻ. Phương pháp đúng là dùng gạc lau sạch răng, sau đó dùng miếng gạc khác để nắm chặt răng và nhổ ra ngoài một cách nhẹ nhàng và cẩn thận. Nếu cần thiết, có thể sử dụng thuốc gây tê hoặc đá lạnh để giảm đau và làm tê nướu răng.

Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ sau khi nhổ răng sữa cho bé

Sau khi đã thành công nhổ răng cho bé thì cha mẹ nên kiểm tra nướu của trẻ ngay tại vị trí cũ để đảm bảo hoàn toàn việc đã không còn dấu tích nào của chân răng cũ còn sót lại. Nếu như ở phần hố răng có dấu hiệu bất thường sau khi nhổ răng như còn chân răng cũ hay chân răng chảy máu nhiều, khó cầm máu thì bạn cần nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám lại.

Nếu như sau nhổ răng, mọi dấu hiệu đều bình thường thì bạn cũng cần áp dụng những cách chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách như:

  • Dặn con không nên ngoáy hay nhai lưỡi hoặc dặn trẻ không nên day vào chỗ mới nhổ răng vì như vậy sẽ khiến cho vị trí này bị đau, chảy máu hoặc thậm chí là nhiễm trùng.
  • Cho bé ăn những loại thực phẩm mềm, lỏng sau khi nhổ răng như cháo, soup,… đồng thời bạn cũng cần lưu ý cho bé uống nhiều nước trong 3-4 ngày đầu tiên sau nhổ răng.
  • Cho bé sử dụng các loại bàn chải được làm bằng lông mềm, lưu ý dặn bé tránh chải răng lên vùng bị thương.
  • Sau 1-2 tuần nhổ răng thì khu vực nhổ cũng sẽ dần lành lại và lúc này, bạn chỉ cần chờ đợi cho răng vĩnh viễn của trẻ mọc lên.
Bạn có thể đưa bé đến nha khoa để được nhổ răng an toàn
Bạn có thể đưa bé đến nha khoa để được nhổ răng an toàn

Một số lưu ý khi nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà

Bên cạnh việc thực hiện nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách, trong quá trình này, ba mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Trừ khi răng đã lung lay và sắp rời khỏi lợi, mẹ tuyệt đối không nên buộc chỉ vào răng của trẻ để kéo ra bởi đây không phải là biện pháp an toàn. Điều này có thể làm tổn thương nướu, gây ra sưng đau và viêm nhiễm nặng.
  • Tuyệt đối không nên vặn và xoay răng sữa của trẻ quá lâu khi nhổ răng. Nếu mẹ đã cố gắng vặn răng nhiều lần nhưng chúng vẫn “cứng đầu”, chứng tỏ chiếc răng đó vẫn chưa sẵn sàng để có thể rụng. Việc vặn răng quá lâu cũng có thể gây tổn thương nướu và làm chảy máu.
  • Trường hợp nhổ răng tại nhà khiến trẻ đau và chảy máu quá nhiều, ba mẹ nên dừng lại và đưa trẻ tới nha khoa để được xử lý kịp thời. Nếu không được xử lý kịp thời, trẻ có thể mắc phải các vấn đề nghiêm trọng như nhiễm trùng hoặc sưng nướu nặng.

Hướng dẫn cách giữ gìn sức khỏe răng miệng cho bé

Việc dạy bé vệ sinh răng miệng càng sớm càng tốt, thích hợp khi bé đã mọc đủ 8 răng cửa. Để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng, cha mẹ nên dùng kem và bàn chải đánh răng phù hợp với độ tuổi của bé.

Cần hạn chế cho bé ăn uống nhiều đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều acid và thức uống có gas để tránh gây tổn hại cho men răng.

Định kỳ thăm khám sức khỏe răng miệng là cách để bé làm quen với phòng khám và bác sỹ nha khoa, giúp bé nâng cao kiến thức chăm sóc cá nhân và giải tỏa lo lắng khi cần thiết phải nhổ răng sữa. Bên cạnh đó, các bác sỹ nha khoa sẽ kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào về răng miệng của bé.

Bài viết này, chúng tôi đã hướng dẫn bạn các cách nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ và làm thế nào để nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách. Bên cạnh đó còn là các phương pháp chăm sóc răng miệng cho trẻ, giúp trẻ bảo vệ được vị trí nhổ răng và giúp vết thương mau lành. Hãy tham khảo thêm những thông tin hữu ích được cập nhật liên tục tại trang web này về các cách chăm sóc răng miệng hiệu quả, tránh mắc bệnh lý về răng.

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *