7 Bí quyết giúp bạn giảm đau nhanh chóng khi đeo Niềng răng

Đâu là cách tốt nhất giúp người đeo niềng răng giảm đau khi đeo niềng răng? Làm thế nào để hạn chế tối đa các cơn đau nhức khi đeo niềng răng? Liệu rằng có thể giảm đau khi đeo niềng răng bằng đá lạnh hay nước muối sinh lý hay không?

Đeo niềng răng có đau không?

Niềng răng được xem là một trong các phương thức thẩm mỹ Răng – Hàm – Mặt phổ biến và được ưa chuộng hiện nay. Bên cạnh các lợi ích về việc khắc phục hiệu quả các khiếm khuyết như hô, móm, lệch lạc, việc đeo niềng răng còn có thể giúp bạn điều chỉnh hiệu quả các khớp cắn, ngăn ngừa hiệu quả các tác hại từ các vấn đề về răng khấp khểnh. Tuy nhiên, việc đeo niềng răng sẽ mang lại vô số cảm giác khó chịu, thậm chí là đau nhức khi vừa mới gắn mắc cài hoặc giai đoạn siết răng. 

đau khi đeo niềng răng

Vậy đâu là Bí quyết giúp bạn giảm đau nhanh chóng khi đeo Niềng răng?

7 Bí quyết giúp bạn giảm đau nhanh chóng khi đeo Niềng răng 

Tuy Niềng răng là một phương pháp có thể khắc phục hiệu quả các khiếm khuyết răng miệng nhưng trong thời gian đầu khi mới gắn niềng hoặc trong thời gian siết răng, điều chỉnh dây cung, nong hàm,… người niềng răng có thể trải qua một số cảm giác như đau nhức và khó chịu. Do đó, cần lưu ý các phương pháp dưới đây để giảm thiểu hiệu quả các cơn đau như:

Giảm đau khi đeo niềng răng bằng phương pháp chườm nóng/ đá lạnh

Đá lạnh là một trong các nguyên liệu phổ biến nhất trong việc giảm thiểu các cơn đau hoặc bạn có thể sử dụng nước ấm như một phương pháp tương tự. Khi đó, bạn có thể sử dụng một chiếc túi giữ nhiệt chứa đá hoặc nước ấm, chườm vào các vị trí gây đau nhức. Giữ túi chườm tại các vị trí đó trong khoảng thời gian từ 3 – 4 phút, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều.

chườm đá giảm đau khi đeo niềng răng

Giảm đau khi đeo niềng răng bằng nước muối

Muối luôn là một trong các nguyên liệu được đánh giá cao trong việc giảm thiểu các vấn đề đau nhức hoặc viêm nhiễm, do đó, giảm đau bằng nước muối là một trong các phương pháp được đánh giá cao. Bạn nên sử dụng nước muối chuyên dụng trong nha khoa, pha loãng, đun sôi và để nguội. Đặc biệt, nên lưu ý đến nồng độ muối nhằm tránh làm tổn thương đến niêm mạc họng và súc lại với nước lọc tránh lượng muối còn sót lại trong miệng.

giảm đau khi đeo niềng răng bằng nước muối

Giảm đau khi đeo niềng răng bằng cách chú ý đến chế độ ăn uống

Ngay khi vừa bắt đầu quá trình niềng răng, bạn nên lưu ý kỹ càng về chế độ ăn uống. Khi đó, các loại thực phẩm mềm, dễ nhai nên được ưu tiên. Do đó, nên hạn chế và tránh các loại thực phẩm cứng và đòi hỏi sức nhai như thông thường, thậm chí thức ăn nên được cắt nhỏ nếu cần thiết. Việc lưu ý đến chế độ ăn uống cũng là một trong các phương pháp cần thiết để giảm thiểu các tình trạng đau nhức

thuc-an-mem-giam-dau-khi-deo-nieng-rang

Giảm đau khi đeo niềng răng bằng thuốc giảm đau

Nếu như các cơn đau kéo dài và quá sức chịu đựng của bản thân, bạn có thể tham vấn ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau có kê toa đúng liều lượng. Việc sử dụng thuốc giảm đau nên được cân nhắc và tuân thủ theo tiêu chuẩn, nhằm hạn chế tối thiểu tác dụng phụ đối với sức khỏe cơ thể nói chung và răng miệng nói riêng.

thuốc giảm đau có thể giảm đau khi đeo niềng răng

Giảm đau khi đeo niềng răng bằng sáp chỉnh nha

Sáp nha khoa là một trong các công cụ và sản phẩm hỗ trợ hiệu quả cho quá trình niềng răng, bao gồm các thanh sáp, dài khoảng 5cm và làm từ sáp ong. Ngay sau quá trình gắn mắc cài, các bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn sáp để giảm sự đau nhức. Khi sử dụng sáp, bạn cũng nên lưu ý vệ sinh tay và vùng miệng sạch sẽ, lấy một lượng sáp vừa đủ để bịt kín các điểm sắc nhọn trong vùng miệng. 

dùng sáp chỉnh nha để giảm đau khi đeo niềng răng

Giảm đau khi đeo niềng răng bằng phương pháp massage 

Nướu, môi và các mô mềm trong răng miệng là một trong các vùng dễ chịu nhiều tổn thương nhất khi niềng răng. Do đó, bạn có thể giảm đau vùng miệng khi đeo niềng răng bằng phương pháp massage nhẹ nhàng vùng mô nướu. Các cơn đau sẽ được giảm thiểu hiệu quả khi bạn kiên trì làm dịu các cơn đau nhức một cách thường xuyên.

massage vùng nướu để giảm đau khi đeo niềng răng

Giảm đau khi đeo niềng răng bằng cách hạn chế, giảm thiểu vận động

Tương tự như các lưu ý sau khi nhổ răng hay có bất kỳ phẫu thuật ở vùng miệng, hạn chế các môn thể thao hay các hoạt động đòi hỏi sự vận động mạnh là điều cần thiết. Việc tạm dừng hoặc hạn chế các hoạt động mạnh có thể giúp bạn tránh khỏi các nguy cơ chấn thương vùng mặt hoặc các mô mềm với các tai nạn không mong muốn.

hạn chế vận động mạnh để giảm đau khi đeo niềng răng

Tham khảo Quy trình Niềng răng theo tiêu chuẩn tại Nha khoa Asia

Bước 1: Thăm khám và tư vấn miễn phí

Trước khi tiến hành quá trình Niềng răng, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tình trạng sức khoẻ răng miệng của khách hàng. Qua đó, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng khiếm khuyết của răng để có thể đưa ra phương pháp và công cụ điều trị thích hợp.

7 Bí quyết giúp bạn giảm đau nhanh chóng khi đeo Niềng răng

Bước 2: Lên phác đồ điều trị

Sau khi đã hoàn tất quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành lên phác đồ điều trị về quá trình thăm khám, phương thức điều trị và thời gian hoàn thành theo dự đoán.

7 Bí quyết giúp bạn giảm đau nhanh chóng khi đeo Niềng răng

Bước 3: Khách hàng ký cam kết và Ký hợp đồng niềng răng

Sau khi hoàn thành xong thủ tục thăm khám và lên phác đồ điều trị, khách hàng sẽ được ký hợp đồng cam kết minh bạch về giá cả và các quyền lợi của mình.

7 Bí quyết giúp bạn giảm đau nhanh chóng khi đeo Niềng răng

Bước 4: Bác sĩ tiến hành vệ sinh răng miệng, lấy dấu hàm và tạo khí cụ niềng răng

Trước khi bắt đầu quá trình niềng răng, các bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Sau đó, khách hàng sẽ được lấy dấu hàm để chế tạo khí cụ niềng răng.

7 Bí quyết giúp bạn giảm đau nhanh chóng khi đeo Niềng răng

Bước 5: Tiến hành quá trình niềng răng

Sau khi đã có khí cụ và các vật dụng chỉnh nha cần thiết thì bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành quá trình niềng răng. Tuỳ theo tình trạng khiếm khuyết của mỗi nguời mà kết quả niềng răng sẽ kết thúc sau 6 tháng hoặc vài năm.

7 Bí quyết giúp bạn giảm đau nhanh chóng khi đeo Niềng răng

Tham khảo: Bảng giá Niềng răng tại đây

0/5 (0 Reviews)