5 Tác hại nghiêm trọng khi mất răng

Mất răng được xem là một trong các tình trạng thường gặp trong xã hội hiện đại ngày nay, có thể bắt nguồn từ nguyên nhân khác nhau. Khi đó, mất răng có thể là do các bệnh lý sâu răng, viêm nha chu, do chấn thương hoặc có thể do quá trình chăm sóc răng miệng không đúng cách. Việc mất răng không chỉ đơn thuần gây ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ mà nó có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng hơn chúng ta nghĩ. Hãy cùng nha khoa Asia tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

5 tác hại nghiêm trọng khi mất răng
5 Tác hại nghiêm trọng khi mất răng

Đa phần nguyên nhân mất răng do các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm quanh chân răng chiếm tỷ lệ chủ yếu. Ngoài ra, mất răng có thể do một số nguyên nhân khách quan như các tai nạn hay chấn thương không mong muốn. Thêm vào đó, các thói quen thiếu lành mạnh như hút thuốc lá, tiếp xúc nhiều với các loại thực phẩm ngọt, nghiến răng, điều kiện chăm sóc răng miệng kém cỏi,… cũng là một phần nguyên nhân gây mất răng.

Sâu răng có thẻ gây mất răng
Sâu răng có thẻ gây mất răng

Đối với những người mất ít răng, từ 1 – 2 răng sâu bên trong hàm thường không có quá nhiều lo ngại về thẩm mỹ, nhưng lại gặp khó khăn về vấn đề ăn nhai. Những người thuộc nhóm mất răng cửa lại gặp khó khăn về giao tiếp xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng thẩm mỹ. Đối với những người mất nhiều răng hoặc toàn hàm dường như đang chịu ảnh hưởng từ cả 2 tác hại trên. Tuy nhiên, thực tế là mất răng có thể khiến chúng ta đối mặt với nhiều nguy cơ hơn bạn tưởng.

Mất răng khiến bạn đối mặt với những nguy cơ nghiêm trọng nào?

Mất răng gây nhiều nguy cơ với bộ não

Răng kết nối với các cơ quan khác trong cơ thể thông qua các dây thần kinh, hỗ trợ quá trình tiếp nhận và tạo cảm giác. Cụ thể hơn, răng có mối liên hệ với các bộ phận của não bộ, do đó mất răng sẽ gây ra các đặc trưng khiếm khuyết như giảm thể tích chất xám, nhận thức lập thể và khả năng nhận thức. Thêm vào đó, mất răng có liên quan đến chức năng cảm xúc bị thay đổi, được chứng minh qua nghiên cứu cho người mất 6 răng trở lên đã trải qua trầm cảm và lo âu.

Mất răng gây nhiều nguy cơ với bộ não
Mất răng gây nhiều nguy cơ với bộ não

Mất răng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ

Răng có vai trò quan trọng đến yếu tố thẩm mỹ, đặc biệt một nụ cười đẹp và rạng rỡ chính là tài sản quý báu nhất trong thanh xuân của mỗi người. Việc mất răng được nhiều người ví von như việc mất đi một bộ phận quan trọng của cơ thể. Vẻ ngoài thẩm mỹ bị ảnh hưởng, gây suy giảm chất lượng cuộc sống, hình ảnh bản thân và lòng tự trọng của một con người.

Mất răng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ
Mất răng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ

Mất răng giảm hiệu quả chức năng ăn nhai

Nếu như nhóm răng cửa có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, trong khi đó, mất đi chiếc răng hàm có thể làm suy giảm trầm trọng chức năng ăn nhai. Mất răng khiến cho chúng ta mất đi khả năng nghiền nát thức ăn, việc lựa chọn các loại thức ăn gặp nhiều hạn chế. Từ đó, ngoài việc mất khả năng cản thụ thức ăn, tình trạng dinh dưỡng hay khả năng tiêu hóa cũng gặp nhiều bất cập.

Mất răng giảm hiệu quả chức năng ăn nhai
Mất răng giảm hiệu quả chức năng ăn nhai

Mất răng và các nguy cơ liên quan đến xương hàm

Phần xương hàm đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ răng, tạo đồ đàn hồi khi ăn nhau và bám chặt vào chân răng. Khi răng vẫn còn nguyên vẹn, lực nhai sẽ kích thích vào xương để duy trì sự ổn định cho các tế bào. Tuy nhiên, khi răng mất rồi thì xương hàm không còn được truyền lực nhai, đồng thời, không có các chất cố định vĩnh viễn nên dần tế bào xương sẽ bị tiêu biến. Thời gian tiêu xương sẽ diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, trung bình là sau 3 tháng mật độ xương sẽ giảm dần.

Mất răng và các nguy cơ liên quan đến xương hàm
Mất răng và các nguy cơ liên quan đến xương hàm

Các loại tiêu xương hàm thường gặp khi mất răng:

  • Tiêu xương hàm theo chiều ngang

Là loại tiêu xương hàm theo chiều ngang, tính từ gốc bên này sang gốc kia. Vùng xương này bị thu hẹp dẫn đến tình trạng xương hàm các vùng xung quanh cũng bị giãn rộng ra. Từ đo, các răng kế cận có dấu hiệu nghiêng dần, lệch vào vị trí mất răng.

  • Tiêu xương hàm dọc

Đây là phần tiêu xương phần trên – dưới của vùng xương hàm, khi đó ở vùng răng mất, bề mặt xương ngay dưới nướu bị lõm, trũng xuống so với các vùng xương bên cạnh. Kết quả là nướu sẽ có hiện tượng teo dần lại.

  • Tiêu xương hàm trên

Phần tiêu xương hàm trên sẽ có xu hướng tiêu dần về phía xoang hàm. 

  • Tiêu xương hàm trên và dưới

Khi mất nhiều răng ở cả hàm trên và hàm dưới sẽ gây ra sự mất cân đối rõ ràng khi quan sát tổng thể gương mặt. Khuôn miệng có thể bị lệch, cằm có hiện tượng nhô ra, má hóp lại và da trở nên nhăn nheo. Dần dần, gương mặt sẽ trở nên già hóa, kém thẩm mỹ.

Mất răng và các hạn chế trong giao tiếp

Phát âm trở nên kỳ lạ”; “Có một số từ khi nói ra bị sai hay ngọng”; “Tôi cảm thấy xấu hổ khi nói chuyện với ai đó”,… là một trong các giới hạn tiếp theo đối với những người mất răng. Răng có vai trò quan trọng trong việc kết hợp với lưỡi (lưỡi chạm nhẹ mặt trong răng cửa trên – dưới) tạo ra các âm thanh như âm th; hoặc kết hợp với môi tạo âm môi – răng (môi cọ sát với răng cửa trên) tạo ra các âm thanh như v,f. Do đó, nếu có khiếm khuyết về răng, phát âm của bạn sẽ gặp nhiều hạn chế. 

Phương pháp khắc phục răng mất tốt nhất hiện nay

Trong những trường hợp những chiếc răng hỏng không thể phục hồi bằng các phương pháp thông thường như trám răng hay bọc sứ, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ vĩnh viễn chiếc răng đó nhằm tránh gây ảnh hưởng đến các răng kế cận. Khi đó, các phương pháp khôi phục răng mất phổ biến nhất sẽ là:

3.1 Hàm giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp là một trong các phương pháp khôi phục răng mất được ưa chuộng nhất hiện nay vì giá thành rẻ, thời gian thực hiện nhanh chóng và có thể khắc phục được răng mất một cách tức thì. Hàm tháo lắp có thể được làm từ titan, kim loại hoặc nhựa, đảm bảo tương thích sinh học và sức khỏe cho người sử dụng. Tuy nhiên, hàm tháo lắp vẫn tồn tại một số khuyết điểm như việc ăn nhai hạn chế, tiêu xương hàm hay vẫn gây ra các bệnh lý răng miệng.

Hàm giả tháo lắp cho người mất răng
Hàm giả tháo lắp cho người mất răng

3.2 Cầu răng sứ

Cầu răng sứ hay còn được gọi là bắc cầu sứ – là phương pháp dùng hai răng kế cận răng mất làm trụ, bắc cầu cho chiếc răng mất. So với các phương pháp phục hình răng mất khác như trồng răng Implant thì cầu răng sứ có giá thành khá hợp lý, phù hợp với những người có mức thu nhập trung bình. Thời gian làm cầu răng chỉ khoảng 3 – 4 ngày và tối thiểu 2 lần hẹn, phù hợp với những người bận rộn, vừa khôi phục răng mất, vừa hoàn thiện chức năng cho một chiếc răng thật.

Bắc cầu sứ có thể khắc phục răng mất
Bắc cầu sứ có thể khắc phục răng mất

3.3 Trồng răng Implant

Implant trong cấy ghép nha khoa được biết đến là một loại trụ có hình dáng thuôn dài, được chiết tác từ titanium có độ tinh khiết cao. Khi đó, trụ Implant sẽ đóng vai trò thay thế cho chân răng của chiếc răng đã mất và là một trụ cầu vững chắc có tác dụng nâng đỡ cho phục hình mão sứ, cầu răng hay hàm giả. Khi đó, Implant sẽ khôi phục hoàn toàn chiếc răng đã mất, hạn chế các khiếm khuyết của các phương pháp khác.

Trồng răng Implant cho người mất răng
Trồng răng Implant cho người mất răng

>>>Xem thêm:

5/5 (1 Review)