Niềng răng thẩm mỹ là một trong các phương pháp thẩm mỹ được đánh giá cao trong vấn đề cải thiện các khiếm khuyết về hô – móm – khấp khểnh – lệch lạc. Bên cạnh vai trò giúp khách hàng khôi phục yếu tố thẩm mỹ, niềng răng thẩm mỹ còn giúp chúng ta khắc phục tình trạng lệch khớp cắn, phòng ngừa các bệnh lý gây ra do răng khấp khểnh. Tuy nhiên, bạn đã thật sự hiểu rõ về niềng răng để sẵn sàng cho quá trình sống còn với chiếc mắc cài hay chưa?
1. Niềng răng thẩm mỹ gồm bao nhiêu loại?
Niềng răng thẩm mỹ gồm 2 loại chính, bao gồm: Niềng răng mắc cài và Niềng răng trong suốt
Niềng răng mắc cài là gì?
-
Mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài bao gồm nhiều loại với các nguyên vật liệu và tính chất khác nhau, có giá thành khá riêng biệt. Trong đó, lâu đời nhất có thể kể đến chính là mắc cài kim loại, với nguyên liệu chủ yếu là hợp kim không gỉ và titanium. Các vật liệu này tương thích sinh học, có độ bền cao và thích hợp với sức khỏe người sử dụng. Ngoài ra, mắc cài kim loại là loại mắc cài có chi phí hợp lý nhất với kinh tế của nhiều người.
-
Mắc cài sứ
Loại niềng răng mắc cài thứ hai chính là mắc cài sứ – được chế tác từ sứ – có màu khá trùng với màu răng. Bên cạnh tính chất an toàn với sức khỏe, mắc cài sứ còn có thể đảm bảo được tính thẩm mỹ, hạn chế việc cọ xát với thiết kế nhỏ gọn, thoải mái cho người dùng. Mắc cài sứ có thể không gây khử khoáng men răng, không kích ứng nướu.
-
Mắc cài tự khóa
Ngoài ra, niềng răng mắc cài còn có loại mắc cài tự khóa – loại mắc cài được cải tiến từ mắc cài kim loại. Khi đó, mắc cài tự khóa với giá đỡ và dây cung, được thiết kế với các chốt tự khóa có thể giảm thiểu khả năng bung sút dây chun và số lần thăm khám nha khoa. Hơn thế nữa, loại mắc cài này cũng có thể đảm bảo tính thẩm mỹ với kích thước nhỏ gọn, mỏng hơn, không quá đồ sộ như mắc cài kim loại.
Niềng răng trong suốt là gì?
Niềng răng trong suốt ra đời chính là cột mốc đánh dấu cho sự đổi mới của niềng răng thẩm mỹ. Nếu như lúc trước mọi người thường lo ngại về yếu tố thẩm mỹ khi lựa chọn niềng răng các loại mắc cài, niềng răng trong suốt đã giải quyết triệt để hạn chế đó. Thực ra, niềng răng trong suốt ra đời từ ý tưởng của hàm duy trì – với 1 thanh sắt ngang chạy qua răng cửa và có thể tháo lắp dễ dàng. Từ đó, đã nhen nhóm ý tưởng cho chàng sinh viên Zia Chishti – sinh viên Đại học Stanford đặt nền móng cho loại niềng trong suốt.
Trong suốt khoảng thời gian sau này, công ty phát triển loại niềng răng trong suốt đã dần hình thành và đầu tư phát triển đến tận bây giờ. Dù ban đầu gặp nhiều trở ngại vì sự nghi ngờ về mức độ thành công của quá trình dịch chuyển răng của cà bác sĩ lẫn khách hàng, ngày nay, sự phổ biến của niềng răng trong suốt đã dần chứng minh được tính hiệu quả của chúng trong quá trình niềng răng.
Niềng răng trong suốt gồm những loại nào?
Hiện nay, trên thị trường, đa phần các bác sĩ và khách hàng đều dần có niềm tin đối với loại niềng răng trong suốt – dù giá thành có thể chênh lệch khá nhiều so với mắc cài truyền thống. Tuy nhiên, niềng răng trong suốt vẫn là sự lựa chọn của những người quan tâm đến vẻ thẩm mỹ với 2 loại phổ biến sau:
-
Niềng răng thẩm mỹ trong suốt Clear Aligner
Niềng răng trong suốt Clear Align hay loại Niềng răng không mắc cài, sử dụng loại khay nhựa trong suốt. Khi đó, khay niềng Clear aligner được chế tác thủ công bằng thạch cao sau khi nhận các mẫu dấu hàm của các khách hàng. Để đem lại kết quả chỉnh nha hiệu quả, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp phim và lựa chọn số lượng khay thích hợp với tình trạng của mỗi người.
-
Niềng răng thẩm mỹ trong suốt Invisalign
Tương tự với Clear Aligner, Invisalign cũng là loại niềng răng sử dụng khay trong suốt để kéo chỉnh răng. Invisalign được thiết kế, chế tạo trên các thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại và quy trình sử dụng hay số lượng khay tương ứng cho khách hàng cũng tương tự như loại niềng răng Clear Aligner.
2. Niềng răng thẩm mỹ thường mất thời gian bao lâu?
Thời gian chỉnh nha thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng răng hiện tại, tuổi tác, kỹ thuật của bác sĩ, loại niềng răng sử dụng. Thời gian chỉnh nha có thể chỉ kéo dài khoảng 6 THÁNG cho đến 3 NĂM. Do đó, để không mất quá nhiều thời gian cho quá trình niềng răng, bạn nên lưu ý kỹ về “thời điểm vàng” khi niềng và lưu ý thêm về việc lựa chọn nha khoa và bác sĩ uy tín để thực hiện.
-
Thời điểm vàng để niềng răng thẩm mỹ
Theo lời khuyên của các bác sĩ, để #NIỀNG_RĂNG đạt được kết quả tốt nhất thì thời điểm vàng để thực hiện niềng răng là từ 12 – 16 TUỔI. Lý do là vì:
– Thời điểm đang thay răng sữa và ổn định răng vĩnh viễn
– 12- 16 tuổi là thời kỳ xương hàm chưa cố định nên rất dễ uốn nắn
– Niềng răng trong độ tuổi này có thể giúp cho thời gian niềng được rút ngắn
– Tác động lực di chuyển răng dễ dàng và nhanh chóng hơn
– Gia tăng cơ hội đạt khớp cắn lý tưởng
– Tăng thêm cơ hội điều chỉnh răng móm, mọc chen ngang không cần nhổ răng
Do đó, có thể nói rằng 12 – 16 tuổi là THỜI ĐIỂM VÀNG để thực hiện dịch vụ NIỀNG RĂNG để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
-
Thời gian niềng răng sẽ phụ thuộc rất nhiều về tình trạng răng miệng của khách hàng
Thời gian niềng của mỗi người sẽ hoàn toàn khác nhau phần lớn do tình trạng răng miệng của mỗi khách hàng. Một số trường hợp đơn giản như răng lệch lạc nhẹ, đóng khe thưa nhỏ thì có thể chỉ kéo dài vài tháng nhưng trong những trường hợp khó như hô, móm nghiêm trọng thì thời gian niềng có thể kéo dài đến vài năm. Bên cạnh đó, thời gian sẽ được cộng thêm cho quá trình điều trị các bệnh lý răng miệng kèm theo như tiêu xương, tụt lợi, mòn răng sâu răng,…
-
Kỹ thuật của bác sĩ chỉnh nha
Thời gian niềng răng cũng phụ thuộc một phần vào trình độ và kỹ thuật của các bác sĩ. Do đó, kết quả niềng răng thẩm mỹ có tốt hay không sẽ phụ thuộc vào bác sĩ của bạn có nắm vững kiến thức chuyên môn hay không, phác đồ điều trị có rõ ràng hay không, cách dịch chuyển di răng có đúng kỹ thuật hay không,…
3. Niềng răng thẩm mỹ có đau hay không?
Đây là câu hỏi khiến rất nhiều người phải lăn tăn đến quyết định nên hay không nên niềng răng thẩm mỹ. Nếu nói KHÔNG, chắc chắn là nói xạo với bạn vì ê nhức, khó chịu là cảm giác hoàn toàn không thể tránh khỏi trong 1 số giai đoạn khi niềng răng thẩm mỹ như:
- Giai đoạn đặt chun tách kẽ: Chun tách kẽ được đặt giữa răng hàm, dùng để tách răng. Giai đoạn này sẽ khiến bạn hơi khó chịu, ê nhức và khá vướng.Tuy nhiên, cảm giác này không kéo dài quá lâu
- Giai đoạn gắn mắc cài: Giai đoạn này thì đem lại cảm giác vướng, trong thời gian đầu vùng môi má có thể bị cọ xát, cộm vì chưa quen. Cảm giác này cũng chỉ kéo dài khoảng 1 – 2 tuần
- Giai đoạn di chuyển răng: Mỗi lần thăm khám chỉnh nha, bác sĩ sẽ thay dây cung để tăng lực di chuyển răng nên sẽ có cảm giác hơi ê, căng tức
- Giai đoạn nhổ răng: Nếu trường hợp của bạn phải nhổ răng khi niềng thì đau sau khi nhổ răng chỉnh nha là một điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cơn đau cũng sẽ nhanh chóng kết thúc do có sự hỗ trợ của thuốc tê, thuốc giảm đau và kỹ thuật nhổ của bác sĩ
4. Niềng răng thẩm mỹ có phải NHỔ RĂNG không?
Nhiều người thường quan niệm là khi nào niềng răng thẩm mỹ cũng phải nhổ răng, nhưng đó hoàn toàn là 1 quan điểm sai lệch. Bạn sẽ KHÔNG NHỔ RĂNG trong trường hợp:
- Nếu bạn niềng trước tuổi trưởng thành, bác sĩ sẽ dùng phương pháp NONG RỘNG CUNG XƯƠNG để tạo khoảng trống dàn đều các răng, do đó không cần nhổ răng.
- Đối với trường hợp lệch lạc nhẹ, phương pháp XẺ KẼ – mài 1 chút kẽ răng sẽ giúp tạo khoảng sắp đều các răng chen chúc
- Trường hợp răng có TRỤC BỊ CỤP sẽ không nhổ do khi đưa trục răng cửa về đúng trục, răng sẽ loe ra so với ban đầu, tạo khoảng trống để sắp đều các răng
- Xét đến PHÂN TÍCH MÔ MỀM sẽ không cần nhổ nếu môi mỏng, góc nghiêng đẹp, góc mũi môi không nhọn và tù thì không cần nhổ răng
5. Niềng răng thẩm mỹ có chi phí như thế nào?
Chi phí niềng răng phụ thuộc vào tình trạng răng miệng, độ tuổi, loại mắc cài mà bạn sử dụng và case của bạn càng khó giá tiền càng cao. Khi đó, trẻ em từ 6 – 8 tuổi sẽ sử dụng hàm trainer sẽ có giá dao động từ 1 – 4 triệu/hàm; trẻ từ 8 – 12 tuổi thì hàm tháo lắp là lựa chọn thích hợp dao động khoảng 6 – 9 triệu/ hàm. Đối với người trưởng thành, các loại mắc cài có giá dao động từ 15 – 35 triệu, 40 – 60 triệu cho niềng răng mắc cài hay đến trên 100 triệu cho niềng răng trong suốt.
Tham khảo Bảng giá Niềng răng thẩm mỹ tại Nha khoa Asia tại đây