Trồng răng Implant được biết đến là phương pháp trồng răng giả tối ưu nhất hiện nay. Tuy nhiên, có một số trường hợp trụ Implant bị đào thải. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Hãy cùng bác sĩ Nguyễn Văn Tưởng tìm hiểu nhé!
Phương pháp trồng răng Implant là gì?
Trồng răng Implant là phương pháp sử dụng trụ Titanium để cấy vào xương hàm, thay thế cho vị trí răng thật đã mất. Sau khi trụ Implant đã tích hợp cứng chắc với xương hàm, thì bác sĩ sẽ tiến hành gắn mão sứ trên trụ Implant thông qua khớp nối Abutment.
Cách nhận biết răng Implant bị đào thải
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng đã mất mang lại hiệu quả tối ưu nhất hiện nay so với hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ. Sau khi trồng răng Implant sẽ đảm bảo khôi phục chức năng ăn nhai và hiệu quả thẩm mỹ như răng thật.
Phương pháp này phù hợp với nhiều trường hợp mất răng, nhiều đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp trụ Implant bị đào thải khỏi cơ thể.
Những dấu hiệu cho thấy trụ Implant bị đào thải:
Vị trí cấy ghép bị sưng, đau và có dấu hiệu viêm nhiễm
Xương, mô nướu có thể bị kích ứng khi sử dụng nguyên vật liệu cấy ghép kém chất lượng, dẫn đến chỗ vị trí cấy ghép bị sưng đau. Nếu không được can thiệp sớm có thể gây viêm nhiễm trầm trọng khi trạng thái sưng đau kéo dài.
Trụ Implant lung lay, không chắc chắn
Nếu trụ Implant và xương hàm không tích hợp được với nhau thì trụ sẽ bị lung lay. Lúc này, bạn nên đến ngay nha khoa để bác sĩ kiểm tra.
Trụ Implant trồi lên, lộ ra khỏi nướu
Có thể do thao tác cắm ghép của bác sĩ điều trị và kỹ thuật không đạt chuẩn như đặt sai góc hoặc đặt lệch, … gây ra tình trạng này. Một nguyên nhân khác là do cách chăm sóc vết thương của người điều trị không đúng cách.
Những nguyên nhân nào khiến cho trụ Implant bị đào thải?
Mật độ xương
Mật độ xương được đo theo chỉ số từ D1 đến D4, cao nhất là D1 và nhỏ nhất là D4. Xương xốp, mật độ xương không đạt điều kiện tiêu chuẩn thì sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại của trụ Implant. Mật độ xương ổn định sẽ giúp cho trụ tồn tại vững chắc, đảm bảo chức năng ăn nhai hiệu quả như răng thật.
Hút thuốc lá
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho trụ Implant bị đào thải chính là thói quen hút thuốc lá. Trong thuốc lá có các chất độc làm chậm sự lành thương như carbon monoxide, nicotine, hydrogen cyanide… làm giảm cấp máu đến vị trí cấy ghép. Ở người thường xuyên hút thuốc, quá trình tiêu xương ổ răng diễn ra nhanh hơn theo một số nghiên cứu đã chỉ ra.
Nhiễm khuẩn sau khi thực hiện cấy ghép
Phòng điều trị không đảm bảo điều kiện vô trùng, thói quen chăm sóc vệ sinh răng miệng kém,… cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn sau cấy ghép Implant.
Cơ thể dị ứng với trụ Implant
Mặc dù Titanium là kim loại tương hợp sinh học với cơ thể đã được nghiên cứu và kiểm chứng. tuy nhiên, như một dị nguyên lạ, vẫn có những trường hợp sớm bị đào thải, cơ thể không thể thích nghi.
Do vậy, để hạn chế tình trạng đào thải trụ Implant ra khỏi cơ thể, bạn nên lựa chọn những nha khoa uy tín, chất lượng: đảm bảo tay nghề bác sĩ, chất lượng trụ Implant, phòng khám đảm bảo chuẩn vô trùng.